Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ cơ sở lý thuyết về động lực và tạo động lực; trên cơ sở đó, đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng và đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng của công tác tạo động lực cho người lao động trong quản lý nguồn nhân lực tại các TĐKTNN ở Việt Nam ở cả góc độ vĩ mô và vi mô. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG PHAN MINH ĐỨC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Trí Thành TS. Trần Thị Thanh Hồng Phản biện 1: PGS.TSKH. Nguyễn Viết Vượng Phản biện 2: PGS.TS. Mạc Văn Tiến Phản biện 3: PGS.TS. Bùi Văn Huyền Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương vào hồi giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận án Chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực nói chung cho phát triển kinh tế của đất nước. Để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đó cho sự phát triển của doanh nghiệp, thực tiễn quản lý đòi hỏi một quá trình quản lý nguồn nhân lực được thực hiện chuyên nghiệp ở các khâu lập kế hoạch nguồn nhân lực, tuyển dụng, lựa chọn, tạo động lực cho người lao động bằng công tác định hướng, đào tạo, phát triển, đánh giá hiệu quả làm việc, đãi ngộ, và phát triển sự nghiệp. Với tiềm lực và ưu đãi lớn về các nguồn lực mà TĐKTNN nhận được, các chỉ số hiệu quả kinh doanh chưa thực sự tương xứng. Điển hình như việc, sở hữu số lao động lên tới khoảng 490.000 trong những năm gần đây, nhưng lợi nhuận sau thuế mà 8/10 tập đoàn (trừ PVN và Viettel) tạo ra chỉ đạt khoảng 15.000 tỷ VNĐ. Như vậy, xét về năng suất lao động, trung bình 1 lao động của 8 tập đoàn này chỉ tạo ra được 30.612.244 VNĐ lợi nhuận trên 1 năm. Con số này khi được đem so sánh với khoảng 125.000.000 VNĐ/năm của 1 người lao động tại tập đoàn tư nhân như Vingroup trong năm 2016 thì chúng ta nhận thấy vẫn còn nhiều dư địa trong việc .