Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tác phẩm Đây thôn vĩ dạ tiêu biểu cho Thơ mới, có sự kết hợp giữa tinh hoa thơ trung đại và nét mới mẻ của thơ hiện đại phương Tây. Từ đó thấy rằng thơ mới là một bước tiếp nối, phát triển của thơ ca dân tộc chứ không phải là bước đoạn tuyệt với thơ trung đại. Mời các bạn tham khảo bài văn mẫu "Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử" này để thấy rõ hơn về sự kết hợp đó. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH NÉT ĐẸP CỔ ĐIỂN VÀ HIỆN ĐẠI TRONG BÀI THƠ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” CỦA HÀN MẶC TỬ Nếu Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong tất cả những nhà thơ mới thì Hàn Mặc Tử là nhà thơ lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Đọc thơ Hàn thi sĩ ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời. "Đây thôn Vĩ Dạ" là bài thơ hay và tiêu biểu nhất cho phong cách tâm hồn thơ HMT, bài thơ đã được nhà phê bình Hoài Thanh chọn in trong tập "Thi nhân Việt Nam" (1941). Đây có thể xem là một chủ âm trong cây đàn thơ muôn điệu của Hàn Mặc Tử, là một thi phẩm xuất sắc của thi đàn Thơ mới. Hàn Mặc Tử quan niệm “Ta không nên quên thơ ta là thơ quốc âm, ta phải giữ cái tinh thần Việt Nam của ta. Hơn nữa cái tinh thần phương Đông mà rung cảm tâm hồn người ta là nhờ ở cái đẹp kín đáo, cái tình sâu sắc, cái buồn thấm thía”. "Đây thôn Vĩ Dạ" cũng theo tinh thần ấy, bài thơ là sự kết hợp giữa nét truyền thống và hiện đại. +Cổ điển: Buổi đầu, để khẳng định cái mới, đề cao Thơ mới, người ta cho rằng Thơ mới đã đoạn tuyệt với thơ cổ. Thực ra, trong quá trình vận động, Thơ mới luôn tiếp nối văn mạch của thơ cổ, tiếp thu tinh hoa thơ cổ. Chịu ảnh hưởng thi ca Pháp nhưng Thơ mới có liên hệ sâu sắc với Đường thi. - Trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ", yếu tố truyền thống trước hết thể hiện ở thể thơ 7 tiếng tuân thủ chặt chẽ hiệp vần, đối, điệp. - Thi liệu lấy tứ từ thơ cổ: gió, trăng, thuyền, trúc, bến sông, thuyền, Hình ảnh hàng cau , lá trúc, vườn cây là hình ảnh cuả thôn quê Việt Nam . Hình ảnh ấy đã trở thành tình tự dân tộc trong ca dao, và tâm hồn VN trong thơ cổ điển. “ Gió đưa cành trúc la đà “( Ca dao ), “ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo “ ( Thơ Nguyễn Khuyến). Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp .