tailieunhanh - Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có một "tượng đài nghệ thuật" mang tính bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm. Anh (chị) hãy phân tích bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" để làm rõ vẻ đẹp hiếm có của hình tượng nghệ thuật đó.

"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và cũng là biểu tượng rõ ràng nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước thương dân của ông. Với lòng cảm thương, khâm phục chân thành, nhà thơ đã xây dựng nên một "tượng đài nghệ thuật" bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc. | Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có một "tượng đài nghệ thuật" mang tính bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm. Anh (chị) hãy phân tích bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" để làm rõ vẻ đẹp hiếm có của hình tượng nghệ thuật đó. Đề bài: Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu có một "tượng đài nghệ thuật" mang tính bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm. Anh (chị) hãy phân tích bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" để làm rõ vẻ đẹp hiếm có của hình tượng nghệ thuật đó. Bài làm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và cũng là biểu tượng rõ ràng nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước thương dân của ông. Với lòng cảm thương, khâm phục chân thành, nhà thơ đã xây dựng nên một "tượng đài nghệ thuật" bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài văn tế là khúc bi tráng về người nghĩa sĩ nông dân xả thân vì sự sống còn của đất nước. Người nông dân nghèo khổ chân chất "côi cút làm ăn toan lo nghèo khổ đã tự nguyện đứng lên gánh vác việc nước lớn lao và cực kì gian khổ: đánh giặc. Trước tội ác tày trời của giặc Pháp, trước thái độ nhu nhược đến hèn nhát của triều đình, họ không thể bưng tai bịt mắt làm ngơ. Trách nhiệm công dân thúc đẩy họ cầm vũ khí chiến đấu: "Nào đợi ai đồi, ai hắt, phe tì này xin ra sức đoạn kình; Chẳng thêm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ". Họ không phải là lính chính quy của triều đình mà chỉ là "dân ấp dân lân, mến nghĩa tầm quản chiêu mộ". Đó là cái nghĩa vì nước quên mình, dám đánh giặc, dám hi sinh. Điều này hoàn toàn đối lập với lũ quan quân triều đình tham sống sợ chết. Vì lẽ đó mà hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân càng thêm thương, thêm quý. Không cần lệnh quan trên, không cần chờ trang bị, cũng chẳng đợi tập rèn, họ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN