Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An và đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên của Trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 76-80 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN Nguyễn Thị Kim Chung - Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An Ngày nhận bài: 05/06/2018; ngày sửa chữa: 07/06/2018; ngày duyệt đăng: 10/06/2018. Abstract: : The paper presents the situation of developing competence of solving problem for students at Nghe An College of Education. Also, the article proposes measures to improve the problem solving ability of students with aim to meet the requirements of education reform in current period. Keywords: Competence, problem solving ability, education reform. 1. Mở đầu Thực tế hiện nay cho thấy, có nhiều sinh viên (SV), trong đó có SV Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Nghệ An không có kĩ năng GQVĐ; khi gặp vướng mắc, các em không có hứng thú hoặc không chủ động giải quyết mà ỷ lại cho người khác. Vì vậy, trong học tập, SV chưa được rèn luyện nhiều và kết quả chưa cao. Bài viết trình bày thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong học tập cho SV Trường CĐSP Nghệ An và đề xuất các biện pháp nâng cao NLGQVĐ cho SV của Trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong học tập cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An hiện nay Để tìm hiểu vấn đề này, tháng 12/2017, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 230 SV (năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba) và 116 giảng viên (GV) Trường CĐSP Nghệ An. Trong xu thế hội nhập và phát triển, hiện nay, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua GD-ĐT là giải pháp bền vững để phát triển đất nước. Trước bối cảnh đó, Quốc hội đã ban hành Quyết định số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông góp phần đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Nét mới của chương trình giáo dục phổ thông là không chỉ dừng lại ở hình thành tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực (NL) cần thiết cho học sinh. Theo đó, .