Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em mồ côi tại làng trẻ em SOS Hà Nội

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết đề cập tới các khía cạnh như: khái niệm liên quan tới công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi, các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi, ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS Hà Nội. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 122-126 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ EM MỒ CÔI TẠI LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI Nguyễn Thị Liên - Trường Đại học Hùng Vương Ngày nhận bài: 19/05/2018; ngày sửa chữa: 20/05/2018; ngày duyệt đăng: 28/05/2018. Abstract: The social group with groups is an approach to assisting groups with common problems in their lives. At present, orphan care facilities have been using assistive methods for orphans. However, the social work with groups has not been implemented universally and effectively. The article deals with aspects of this method such as the concepts related to social work with groups for orphans; factors affecting social work for orphans; application of the method of social work with groups for orphans at the SOS children’s village in Hanoi. Keywords: Orphans, social work with groups, life skills education. 1. Mở đầu Trẻ em luôn là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy, ngay trong lời mở đầu, Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em (Việt Nam phê chuẩn ngày 20/02/1990) khẳng định: “. để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông” [1]. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những chính sách quan tâm, hỗ trợ, đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB). Với con số là 1,4 triệu trẻ em có HCĐB (trong đó có trẻ em mồ côi (TEMC)) đang là thách thức lớn đối với Nhà nước, các cơ quan, ban ngành. Nhằm hướng tới hạn chế những khó khăn, thách thức trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em có HCĐB, đã có các chính sách nhằm đón đầu trước những năm tiếp theo khi số lượng TEMC không có xu hướng giảm. Ước tính, số lượng trẻ em có HCĐB ở nước ta đến năm 2020 sẽ là 223.000 TEMC; trẻ em nhiễm HIV/AIDS khoảng 27.000; trẻ em khuyết tật nặng; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học khoảng 265.000; trẻ em bị ảnh hưởng bởi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN