Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bước đầu nghiên cứu nuôi trồng nấm đùi gà khổng lồ macrocybe gigantea phát hiện ở Bình Đương, Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Công trình này là bước kế tiếp có ý nghĩa trong việc lưu giữ, bảo tồn nguồn gen quý và xây dựng quy trình nuôi trồng hoàn chỉnh để phát triển nghề nuôi trồng nấm tại địa phương và một số tỉnh lân cận. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG NẤM ĐÙI GÀ KHỔNG LỒ Macrocybe gigantea PHÁT HIỆN Ở BÌNH DƯƠNG, VIỆT NAM NGUYỄN NHƯ CHƯƠNG, LÊ XUÂN THÁM ở Kh a h v C ng ngh L ng NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Trường i h L Chi nấm Tricholoma (Singer, 1986) gồm nhiều loài liên nhiệt đới (Pantropical species), phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Pakistan, Tây Bengal. Trước đây chi nấm này thuộc giới Nấm (Mycota), ngành phụ Nấm đảm (Basidiomycota), lớp Hymenomycetes, bộ Agaricales, họ Nấm thông (Tricholomataceae) và được tách ra thuộc chi mới Macrocybe. D. N. Pegler et al., 1998 trên cơ sở phân tích ribosomal DNA, kết hợp với giải phẫu hình thái và sinh thái học của chi nấm Macrocybe đã xây dựng khóa phân loại gồm 7 loài: Macrocybe titans, M. crassa, M. gigantea, M. spectabilis, M. lobayensis, M. pachymeres, M. praegrandis [1, 4, 5, 12]. Ở Việt Nam được ghi nhận có phân bố của một số loài nấm thuộc chi Macrocybe còn gọi là nấm Đùi gà. Trịnh Tam Kiệt (1996) phát hiện loài nấm Macrocybe crassa (Berk.) Pegler & Lodge ở Vĩnh Phúc; Ngô Anh (2001) ghi nhận nấm Macrocybe gigantea (Massee) Pegler & Lodge có phân bố ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên Huế; Lê Xuân Thám (2000-2004) phát hiện nấm Macrocybe crassa (Berk.) Pegler & Lodge tại thành phố Hồ Chí Minh và năm 2007 đã phát hiện nấm Macrocybe gigantea (Massee) Pegler & Lodge và Macrocybe crassa (Berk.) Pegler & Lodge tại Vườn Quốc gia Cát Tiên và gần đây nhất là tại Đà Lạt [1, 3, 4]. Gần đây loài nấm Macrocybe gigantea (Massee) Pegler & Lodge xuất hiện ở thị xã Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương do chị Trương Anh Đào phát hiện vào ngày 06/6/2011 và tặng cho Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng nghiên cứu. Đây là mẫu nấm được ghi nhận có kích thước lớn với đường kính tán nấm khoảng 50cm, chiều dài cuống nấm khoảng 50cm, đường kính cuống nấm khoảng 15cm, trọng lượng khoảng 5,5kg. Như vậy khả năng phân bố của hai loài nấm Macrocybe gigantea (Massee) Pegler & Lodge và .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN