Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tổng quan lạm phát năm 2014 và triển vọng năm 2015

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung của tài liệu "Tổng quan lạm phát năm 2014 và triển vọng năm 2015" trình bày về vấn đề lạm phát, vài nét về tình hình lạm phát thế giới, tình hình lạm phát ở Việt Nam trong năm 2014 và dự báo năm 2015 cùng những chính sách đẩy lùi lạm phát ở Việt Nam. | Tổng quan lạm phát năm 2014 và triển vọng năm 2015 Vài nét về tình hình lạm phát thế giới Lạm phát thế giới trong năm 2014 có sự biến động không nhất quán giữa các khu vực. So với năm 2013, lạm phát năm 2014 tăng 0,3 điểm phần trăm (năm 2013 giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm 2012) chủ yếu là do sự gia tăng lạm phát ở khu vực cộng đồng các quốc gia độc lập (3,1 điểm phần trăm), các nước phát triển (tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm 2013) và khu vực các nước mới nổi và đang phát triển (tăng 0,7 điểm phần trăm so với năm 2013). Đối với phần lớn các khu vực còn lại, lạm phát đều có xu hướng giảm: ASEAN-5 giảm 0,6 điểm phần trăm, các nước đang phát triển châu Á giảm 0,5 điểm phần trăm, khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm 0,8 điểm phần trăm. Mặc dù nhiều nước thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng hoặc cắt giảm lãi suất và sử dụng gói hỗ trợ tài chính nhằm kích thích kinh tế nhưng do tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2014 gần như chững lại so với năm 2013, giá cả hàng hoá duy trì mức tăng thấp và liên tục thể hiện xu thế giảm đã khiến lạm phát ở phần lớn các nước tăng thấp hoặc có xu thế giảm. Năm 2015, lạm phát thế giới được dự báo có xu hướng tăng so với năm 2014 nhưng nhìn chung, vẫn duy trì ở mức tăng thấp do giá cả hàng hoá, đặc biệt là giá dầu và giá lương thực - thực phẩm giảm, tuy nhiên, điều này phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi kinh tế của Mỹ, Trung Quốc và sự ổn định chính trị tại I-rắc, U-crai-na và phản ứng của OPEC. Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, tháng 12/2014), sự sụt giảm của giá dầu và giá cả các nhóm hàng hoá sẽ khiến cho lạm phát tiếp tục giảm trong thời gian tới. Năm 2015, lạm phát của khu vực đang phát triển châu Á được dự báo ở mức 3,5%, thấp hơn 0,2 điểm % so với dự báo trước của ADB bởi giá cả hàng hoá giảm nhiều hơn mức kỳ vọng. Tuy nhiên, mức lạm phát này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế Mỹ. Nếu kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2015 và Ngân hàng Trung ương Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất .