tailieunhanh - Ứng dụng nghiên cứu tổng hợp cho phát triển nông lâm kết hợp bền vững tại khu vực Tây Bắc Việt Nam
Tại Tây Bắc Việt Nam, hình thức canh tác độc canh cây ngắn ngày như ngô, lúa nương và sắn trên đất dốc là phổ biến. Việc bào mòn lớp đất mặt trong mùa mưa dẫn đến đất dần mất màu mỡ liên quan đến sản lượng cây trồng giảm, do đó người nông dân đang phải sử dụng tăng dần lượng phân bón để duy trì năng suất cây trồng. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng ảnh hưởng xấu đến sản lượng cây trồng và việc bảo tồn tài nguyên đất và nước. Nông lâm kết hợp là một biện pháp có thể hạn chế suy thoát đất cũng như bảo đảm sinh kế cho các nông hộ. Nông lâm kết hợp đưa một số loại cây trồng dài ngày vào những vùng đang độc canh cây ngắn ngày nhằm giảm sự phụ thuộc vào các loại cây hàng năm, gia tăng và đa dạng thu nhập từ các sản phẩm cây trồng cũng như bảo tổn nguồn tài nguyên thiên nhiên. | Ứng dụng nghiên cứu tổng hợp cho phát triển nông lâm kết hợp bền vững tại khu vực Tây Bắc Việt Nam Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Ứng dụng nghiên cứu tổng hợp cho phát triển nông lâm kết hợp bền vững tại khu vực Tây Bắc Việt Nam La Nguyễn1, Nguyễn Mai Phương1, Đỗ Văn Hùng1, Delia C. Catacutan1 Cơ quan 1 Trung tâm Nông Lâm Thế giới Tác giả đại diện NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN Từ khóa Nông lâm kết hợp, Mô hình nông hộ, Mô hình cảnh quan, Mô hình kinh doanh nhóm nông hộ Giới thiệu Tại Tây Bắc Việt Nam, hình thức canh tác độc canh cây ngắn ngày như ngô, lúa nương và sắn trên đất dốc là phổ biến. Việc bào mòn lớp đất mặt trong mùa mưa dẫn đến đất dần mất màu mỡ liên quan đến sản lượng cây trồng giảm, do đó người nông dân đang phải sử dụng tăng dần lượng phân bón để duy trì năng suất cây trồng. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt 37 cũng ảnh hưởng xấu đến sản lượng cây trồng và việc bảo tồn tài nguyên đất và nước. Nông lâm kết hợp là một biện pháp có thể hạn chế suy thoát đất cũng như bảo đảm sinh kế cho các nông hộ. Nông lâm kết hợp đưa một số loại cây trồng dài ngày vào những vùng đang độc canh cây ngắn ngày nhằm giảm sự phụ thuộc vào các loại cây hàng năm, gia tăng và đa dạng thu nhập từ các sản phẩm cây trồng cũng như bảo tổn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nghiên cứu được triển khai tại 06 huyện thuộc ba tỉnh Điện Biên, Sơn La và Yên Bái ở vùng Tây Bắc Việt Nam (Hình 1). Hình 1: Địa điểm nghiên cứu tại tỉnh Điện Biên, Sơn La và Yên Bái Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Biện pháp tiếp cận nghiên cứu Biện pháp tiếp cận nghiên cứu (Hình 2) kết hợp các nghiên cứu khác nhau với mục tiêu chung nhằm áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế. Các hệ thống nông lâm kết hợp được thiết kế thông qua biện pháp tiếp cận có sự tham gia của người nghiên cứu và nông dân nhằm kết hợp kiến thức khoa học và kiến thức bản địa. Các thử nghiệm này được đánh giá nhằm tìm ra những phương
đang nạp các trang xem trước