Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại các trường mầm non huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng nhằm đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng góp phần thực hiện tốt chiến lược nâng cao sức khỏe, nâng cao thể lực, nâng cao tầm vóc góp phần giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Mời các bạn tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ÔNG THỊ HỒNG PHƯỢNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN HÕA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục Mã số : 60.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thiện tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh Phản biện 1: PGS.TS. Lê Quang Sơn Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Hiếu Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 09 tháng 01 năm 2016. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Mục tiêu của giáo dục mầm non (GDMN) là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Trong những năm qua, các cấp quản lý Giáo dục huyện Hòa Vang đã chú ý đến hoạt nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ của địa phương. Tuy nhiên, việc đổi mới hoạt động quản lý còn hạn chế, chưa có giải pháp cụ thể, bên cạnh đó nhận thức của một số giáo viên, nhân viên chưa cao, công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc chưa được đổi mới, quy trình kiểm tra đánh giá có thực hiện song chưa thường xuyên, các nguồn lực phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế, đầu tư cơ sở vật chất chưa đúng mức, công tác tham mưu phối kết hợp đạt hiệu quả chưa cao, phối hợp chưa toàn diện, trang thiết bị phục vụ bán trú chưa đảm bảo so với yêu cầu đề ra, công tác kiểm tra tư vấn có thực hiện song hiệu quả tác động đến đội ngũ chưa cao. Vì vậy hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội và mục tiêu của giáo dục mầm non. Hiện nay GDMN .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN