Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành phần loài và đặc điểm phân bố của bò sát ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Việc hiểu biết một cách đầy đủ và khoa học về thành phần, đặc điểm sinh thái, tập tính hoạt động, thành phần thức ăn, tốc độ sinh trưởng. của một số loài bò sát là một điều rất cần thiết để nâng cao hiệu quả bảo tồn. Tuy nhiên nghiên cứu về bò sát ở đây chưa nhiều, bài báo này công bố nghiên cứu bước đầu về Thành phần loài và đặc điểm phân bố của bò sát ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai để góp phần cung cấp dẫn liệu và cơ sở khoa học cho việc quản lí, bảo tồn nguồn gene sinh vật. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ Đ C ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA BÒ SÁT Ở VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI CÁP KIM CƯƠNG, TRẦN THỊ HẢO ih ư h ih ẵng Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh có diện tích tự nhiên là 41.780ha, nằm về phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, thuộc địa bàn của 5 xã: Đắk Rông, Kon Pne, Kroong (huyện KBang), AJun (huyện Mang Yang) và Hà Đông (huyện Đắk Đoa). Địa hình chủ yếu gồm nhiều dãy núi cao, điển hình là núi Kon Ka Kinh cao 1.748m. Là nơi lưu trữ các mẫu chuẩn của hệ sinh thái, nguồn tài nguyên sinh vật, các nguồn gene động, thực vật đặc hữu, quý hiếm của vùng cao nguyên. Việc hiểu biết một cách đầy đủ và khoa học về thành phần, đặc điểm sinh thái, tập tính hoạt động, thành phần thức ăn, tốc độ sinh trưởng. của một số loài bò sát là một điều rất cần thiết để nâng cao hiệu quả bảo tồn. Tuy nhiên nghiên cứu về bò sát ở đây chưa nhiều, bài báo này công bố nghiên cứu bước đầu về Th nh hần iv i h n b bò ở ườn Q gia K n Ka Kinh ỉnh Gia Lai để góp phần cung cấp dẫn liệu và cơ sở khoa học cho việc quản lí, bảo tồn nguồn gene sinh vật. I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Các đợt khảo sát và thu mẫu trên thực địa được thực hiện liên tục từ tháng 08 năm 2010 đến tháng 06 năm 2011, khảo sát 4 ngày/tháng. Căn cứ vào thảm thực vật và địa hình để lập 4 tuyến khảo sát: Tuyến 1: Từ vườn thực vật của VQG vào điểm có tọa độ 0210455/1573776, dài 4km (trong đó có 1,5km ở độ cao dưới 900m; 2.5km ở độ cao từ 900-1300m). Tuyến 2: Từ điểm có tọa độ 0210412/1573420 đến cây Thông 5 lá có tọa độ 0212061/1574686, dài 2,5km (trong đó có 0,8km ở độ cao trên 1300m, 1,7km ở độ cao từ 900-1300m). Tuyến 3: Từ điểm có tọa độ 0210258/1574289 dọc theo suối đến đỉnh thác Hà Ngoi có tọa độ 0210615/1576930, dài 3km (trong đó có 1,5km ở độ cao trên 1300m; 1,5km ở độ cao từ 900-1300m). Tuyến 4: Từ điểm có tọa độ 0210138/1573972 đến điểm có tọa độ 0208883/1574836, dài 2,5km (trong đó có .