Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số kết quả nghiên cứu chi cung nữ (procris juss.) trong họ gai (urticaceae juss.) ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu, các mẫu vật được lưu trữ trong các phòng tiêu bản và kết quả khảo sát một số vùng trong nước, chúng tôi cũng ghi nhận chi Procris ở Việt Nam có 3 loài. Bài báo này đề cập đến đặc điểm chung của chi Procris, lập khoá định loại các loài, mô tả đặc điểm hình thái và phân bố của từng loài trong chi Procris ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHI CUNG NỮ (Procris Juss.) TRONG HỌ GAI (Urticaceae Juss.) Ở VIỆT NAM DƯƠNG THỊ HOÀN i n n i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a Chi Cung nữ (Procris) được Juss. mô tả lần đầu tiên vào năm 1789 trong công trình “Genera Plantarum”. Theo hệ thống của V. H. Hey ood (1993), I. Friis (1993), . T. ang & C. J. Chen (1995), Takhtajan (1996) thì chi Procris thuộc tông Lecantheae. Trên thế giới chi này có khoảng 3 loài phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [9]. Ở Việt Nam trong công trình của Gagnepain (1929) “Flore Générale de L’ Indo-Chine” có đề cập đến chi Procris nhưng không miêu tả chi tiết về các loài trong chi này. Trong “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1993) đã mô tả sơ lược 3 loài. Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu, các mẫu vật được lưu trữ trong các phòng tiêu bản và kết quả khảo sát một số vùng trong nước, chúng tôi cũng ghi nhận chi Procris ở Việt Nam có 3 loài. Bài báo này đề cập đến đặc điểm chung của chi Procris, lập khoá định loại các loài, mô tả đặc điểm hình thái và phân bố của từng loài trong chi Procris ở Việt Nam. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài trong tự nhiên (mẫu tươi sống), các tiêu bản khô của các loài trong chi Procris ở Việt Nam được lưu giữ tại các phòng tiêu bản của các Viện nghiên cứu và các trường Đại học như Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Trường đại học Khoa học tự nhiên (HNU); đại học Dược Hà Nội (HNPI); Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN); Phòng Tiêu bản Viện Dược liệu, Bộ Y tế (HNPM); Phòng Thực vật, Viện Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh (HM),. 2. Phương pháp nghiên cứu Dùng phương pháp so sánh hình thái, là phương pháp nghiên cứu truyền thống, tuy đơn giản nhưng vẫn bảo đảm độ chính xác đáng tin cậy. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Procris Juss.-Sung đất Juss.1789. Gen. Pl. 403; Wedd. 1856. Monogr. Fam. Urtica. 333-339; Benth. & Hook.