Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vấn đề đối thoại trong tiểu thuyết "Những kẻ thiện tâm" của Jonathan Littell
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đi sâu vào tìm hiểu những hình thức đối thoại trong “Những kẻ thiện tâm” từ góc nhìn lý thuyết liên văn bản để làm sáng tỏ những vấn đề về văn hoá, lịch sử và nhân quyền được đặt ra trong tác phẩm. | Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 101 – 107 Trường Đại học An Giang VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT "NHỮNG KẺ THIỆN TÂM" CỦA JONATHAN LITTELL Trần Đình Nhân1 ABSTRACT “The Kindly Ones” (French: Les Bienveillantes) is the novel awarded two big prizes in France: Grand Prix du Roman and Goncourt 2006. This novel has given readers a new perspective of the Jewish pogrom by German Fascists in World War II. With a cold tone, Jonathan Littell posed a question: How would the humans be if evil governed the society? In the area of this work , we aim to inquire futher into the forms of dialogue in "The Kindly Ones" from the perspective of intertextuality in order to clarify the issues about culture, history and human rights which have been raised in this novel. TÓM TẮT “Những kẻ thiện tâm” (tiếng Pháp: Les Bienveillantes) (2) là cuốn tiểu thuyết đạt hai giải thưởng lớn của nước Pháp: Grand Prix du Roman và Goncourt 2006. Tác phẩm đã mang lại cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn mới về cuộc tàn sát người Do Thái của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Bằng một giọng văn lạnh lùng, Jonathan Littell đã đặt ra câu hỏi: tương lai con người sẽ đi về đâu một khi cái ác trở thành thế lực thống trị xã hội? Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu những hình thức đối thoại trong “Những kẻ thiện tâm” từ góc nhìn lý thuyết liên văn bản để làm sáng tỏ những vấn đề về văn hoá, lịch sử và nhân quyền được đặt ra trong tác phẩm 1. VÀI NÉT VỀ LÝ THUYẾT LIÊN VĂN BẢN Liên văn bản (tiếng Pháp Intertextualité; tiếng Anh Intertextuality) là một thuật ngữ của văn bản học chỉ mối liên hệ tác động qua lại giữa văn bản đang được xem xét với những văn bản khác (có thể là/ không là văn bản văn học) hoặc với môi trường (context) văn hóa - lịch sử nói chung (3). Thuật ngữ liên văn bản lần đầu tiên được nhà lý luận về chủ nghĩa hậu hiện đại Julia Kristéva đưa ra năm 1967 trong bài viết “Bakhtin, lời nói, đối thoại và tiểu thuyết. Kristéva đã giới thiệu về sự vận dụng và phát .