Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng gen kéo dài lóng cổ bông (EUI) trong chọn dòng bất dục đực tế bào chất ở lúa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết nghiên cứu này cung cấp những dẫn liệu về việc sử dụng gen eui nhằm thu được dòng CMS trỗ thoát góp phần hạn chế hoặc loại bỏ việc sử dụng GA3 trong sản xuất hạt lai F1 . | Vietnam J. Agri. Sci. 2017, Vol. 15, No. 1: 7-19 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2017, tập 15, số 1: 7-19 www.vnua.edu.vn NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG GEN KÉO DÀI LÓNG CỔ BÔNG (EUI) TRONG CHỌN DÒNG BẤT DỤC ĐỰC TẾ BÀO CHẤT Ở LÚA Nông Thị Huệ1*, Nguyễn Trọng Tú2, Bùi Thị Thu Hương1, Hoàng Thị Ngân1 Đinh Trường Sơn1, Nguyễn Thị Trâm2 1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Email*: nthue86sh@gmail.com Ngày gửi bài: 13.10.2016 Ngày chấp nhận: 14.02.2017 TÓM TẮT Dòng mẹ bất dục đực tế bào chất (cytoplasmic male sterile - CMS) sử dụng trong sản suất hạt giống lúa lai F1 hệ ba dòng có nhược điểm là trỗ bông không thoát (nghẹn đòng) với mức độ từ 30-60% tùy thuộc vào từng dòng mẹ. Việc phun gibberellin (GA3) ngoại sinh là điều bắt buộc để khắc phục trình trạng này. Chọn tạo dòng mẹ lúa lai theo cách tiếp cận về mặt di truyền để thay thế cho việc sử dụng GA3 là một hướng đi rất được quan tâm. Eui (elongated uppermost internode) là một đột biến gen điều khiển sự kéo dài lóng cổ bông ở giai đoạn làm đòng, thể hiện tính trạng thoát cổ bông. Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử ADN nhằm xác định và sàng lọc cây lúa trong các dòng CMS và trong quần thể phân ly F2 và quần thể lai lại thứ nhất (BC1F1) được đề cập trong bài báo này. Kết quả đã thu được 6 dòng CMS 12A, L1A, L2A, L3A, L4A, L5A mang gen eui. Phân tích kiểu hình và kiểu gen ở quần thể phân ly F2 và BC1F1 khẳng định tính trạng kéo dài lóng cổ bông do một gen lặn quy định và tuân theo quy luật di truyền Mendel. Từ khóa: Eui, đột biến, kéo dài lóng cổ bông, trỗ thoát, nghẹn đòng, lúa lai. Utilization of Elongated Uppermost Internode (eui) Gene for Improving Panicle Exsertion of Rice Cytoplasmic Male Sterile ABSTRACT The major problem encountered in F1 hybrid seed production using cytoplasmic male sterile (CMS) lines is the incomplete panicle exsertion at a rate of 30-60% depending on genotype. Application of exogenous GA3 is .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN