Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu thu nhận pectin từ vỏ cà phê
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu điều kiện trích ly tối ưu thu nhận pectin thô từ vỏ cà phê ở các thông số: kích thước của vỏ cà phê, loại acid làm dung môi, tỉ lệ dung môi/vỏ, thời gian, nhiệt độ, pH trích ly. Điều kiện tối ưu để trích ly pectin thu được là kích thước vỏ cà phê nghiền nhỏ qua rây 0,7x0,7mm, dung môi được chọn là H2SO4 với tỉ lệ dung môi/vỏ là 19/1, nhiệt độ trích ly 1000 C, ở pH 1, thời gian trích ly là 1 giờ. Lượng pectin thu được trong điều kiện tối ưu đã khảo sát là 12,22%, tương ứng với lượng pectin thô là 16,25% so với nguyên liệu. | Science & Technology Development, Vol 13, No.K2- 2010 NGHIÊN CỨU THU NHẬN PECTIN TỪ VỎ CÀ PHÊ Bùi Anh Võ(1), Nguyễn Đức Lượng(2) (1) Trường Đại học Tôn Đức Thắng (2) Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 24 tháng 03 năm 2009, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 29 tháng 11 năm 2009) TÓM TẮT: Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu điều kiện trích ly tối ưu thu nhận pectin thô từ vỏ cà phê ở các thông số: kích thước của vỏ cà phê, loại acid làm dung môi, tỉ lệ dung môi/vỏ, thời gian, nhiệt độ, pH trích ly. Điều kiện tối ưu để trích ly pectin thu được là kích thước vỏ cà phê nghiền nhỏ qua rây 0,7x0,7mm, dung môi được chọn là H2SO4 với tỉ lệ dung môi/vỏ là 19/1, nhiệt độ trích ly 1000C, ở pH 1, thời gian trích ly là 1 giờ. Lượng pectin thu được trong điều kiện tối ưu đã khảo sát là 12,22%, tương ứng với lượng pectin thô là 16,25% so với nguyên liệu. Key words: pectin, vỏ cà phê, trích ly. 1. MỞ ĐẦU Việt Nam hiện nay là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Braxin. Nếu chỉ xét về Robusta (cà phê vối) thì nước ta có sản lượng xuất khẩu cao nhất thế giới.Hiện nay, nước ta có diện tích cà phê khoảng 500000 ha, sản lượng đạt 738.000 tấn/ năm (2006) Ước tính vỏ cà phê chiếm 40-45% trọng lượng hạt cà phê thì hàng năm ngành chế biến cà phê thải ra khoảng 332.000 tấn vỏ. Con số không nhỏ này đòi hỏi phải có biện pháp xử lý thích hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường. Trên thế giới, người ta cũng đã tiến hành nghiên cứu tận dụng và xử lý vỏ cà phê như tận dụng làm thức ăn gia súc và tách một số chất. Ở trong nước, các nhà khoa học cũng bắt đầu quan tâm đến nguồn phế thải này như làm rượu vang, làm phân vi sinh từ vỏ cà phê. Việc nghiên cứu tách pectin từ vỏ cà phê cũng nhằm mục đích thu pectin, góp phần tận dụng có hiệu quả nguồn phế thải khổng lồ này[1]. Pectin là chất tạo đông được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm (chiếm hơn 75% sản phẩm pectin) để chế biến mứt quả đông, nó không làm biến đổi mùi vị tự nhiên của sản phẩm và không gây độc. Trong y .