Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Liên kết phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ nhìn từ năng lực sản xuất kinh doanh của chủ thể doanh nghiệp
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Sử dụng các chỉ báo cơ bản về số lượng doanh nghiệp, lao động, vốn đầu tư, và doanh thu bình quân doanh nghiệp theo địa bàn và theo ngành đối với toàn bộ doanh nghiệp trong vùng, bài viết chỉ ra những hạn chế về qui mô, cơ cấu và trình độ sản xuất của doanh nghiệp Tây Nam Bộ. | 13 CHUYÊN MỤC KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY NAM BỘ NHÌN TỪ NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHỦ THỂ DOANH NGHIỆP NGUYỄN MAI LONG LÊ THANH SANG Doanh nghiệp là một chủ thể trung tâm trong liên kết phát triển. Từ cách tiếp cận nguồn lực, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một điều kiện cơ bản để thúc đẩy nhu cầu và khả năng liên kết với các đối tác khác. Sử dụng các chỉ báo cơ bản về số lượng doanh nghiệp, lao động, vốn đầu tư, và doanh thu bình quân doanh nghiệp theo địa bàn và theo ngành đối với toàn bộ doanh nghiệp trong vùng, bài viết chỉ ra những hạn chế về qui mô, cơ cấu và trình độ sản xuất của doanh nghiệp Tây Nam Bộ. Mặc dù có được mở rộng và nâng cao, các nguồn lực này của doanh nghiệp vẫn chưa phát triển tương xứng với các lợi thế kinh tế của vùng, trong mối tương quan với các vùng khác, và do vậy có thể hạn chế vai trò chủ thể liên kết vùng của doanh nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Tiến trình 30 năm đổi mới ở Việt Nam bắt đầu từ đổi mới kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm nhằm giải phóng các nguồn lực của đất nước, trong đó việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Cho đến nay, Nguyễn Mai Long. Thạc sĩ. Học viện Khoa học xã hội. Lê Thanh Sang. Phó giáo sư tiến sĩ. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. các doanh nghiệp Tây Nam Bộ đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển của vùng. Tuy nhiên, một đặc trưng của kinh tế Việt Nam nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng trong thời gian qua là tính rời rạc, phân tán trong phát triển, thiếu sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như giữa doanh nghiệp với nông hộ và các tác nhân khác để phát huy sức mạnh tổng hợp, không chỉ làm giảm lợi thế cạnh tranh của doanh 14 NGUYỄN MAI LONG - LÊ THANH SANG – LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG nghiệp, của ngành, mà còn làm giảm lợi thế cạnh tranh của vùng, của quốc gia. Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến trạng thái phát triển này, không thể không nói đến một tác nhân .