Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tổng quan các quan điểm về quản lý trường hợp trong công tác xã hội và khả năng ứng dụng ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đi vào tổng quan các quan điểm gần đây về quản lý trường hợp qua hệ thống các quan niệm và chức năng công tác xã hội, từ đó đề xuất một vài hàm ý về ứng dụng trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. | Tổng quan các quan điểm về quản lý trường hợp trong công tác xã hội và khả năng ứng dụng ở Việt Nam Trần Văn Kham(*) Tóm tắt: Quản lý trường hợp là một trong các phương pháp can thiệp của công tác xã hội, có thể được hiểu như là một tiến trình của công tác xã hội, một cách thức giúp các thân chủ được tiếp cận các dịch vụ trợ giúp xã hội. Đây là một chủ đề nghiên cứu rộng khắp ở nhiều quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực công tác xã hội, và có lịch sử phát triển lâu dài. Bài viết đi vào tổng quan các quan điểm gần đây về quản lý trường hợp qua hệ thống các quan niệm và chức năng, từ đó đề xuất một vài hàm ý về ứng dụng trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Từ khoá: Quản lý trường hợp, Công tác xã hội, Thực hành dựa trên bằng chứng, Thực hành tổng quát, Chức năng công tác xã hội, Tổng quan nghiên cứu (*) 1. Quản lý trường hợp là một trong các phương pháp can thiệp của công tác xã hội được nhiều nhân viên xã hội lựa chọn để trợ giúp cá nhân và gia đình. Phương pháp này nhấn mạnh vào việc đánh giá nhu cầu của đối tượng, xác định các nguồn lực từ cá nhân, gia đình đối tượng và từ cộng đồng, điều phối, kết nối nguồn lực, tổ chức thực hiện và giám sát tiến trình trợ giúp. Mục đích của các hoạt động này là cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội giúp đối tượng có thể vượt qua những khó khăn mà họ đang gặp phải trong cuộc sống, đồng thời giúp họ tăng cường năng lực, phát triển tiềm năng bản thân để hòa nhập cộng đồng và xã hội. Robert Lee Barker, soạn giả trị liệu tâm lý về công tác xã hội, quan niệm quản lý (*) TS., Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: khamtv@vnu.edu.vn trường hợp như là một tiến trình nhân viên xã hội thay mặt thân chủ lập kế hoạch, tìm kiếm và giám sát các dịch vụ từ các tổ chức xã hội (Barker, 1999, tr.62). Thông thường, một tổ chức công tác xã hội có trách nhiệm cơ bản đối với thân chủ và giao cho một người quản lý điều phối các dịch vụ và biện hộ cho thân chủ. Ở Mỹ, nhân viên xã hội có thể quy chiếu hệ thống chuẩn mực trong quản lý .