Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân chủ quan từ hai phía, các rào cản từ cơ chế quản lý và chính sách của Nhà nước. Đồng thời, bài viết đưa ra gợi ý về những giải pháp và kiến nghị tháo gỡ các rào cản nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng hiệu quả hoạt động của các đại học ở Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 69-80 Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam Đinh Văn Toàn* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Hợp tác giữa đại học - doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới. Nó có tác động tích cực tới hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển trong đại học và khai thác tối ưu nguồn lực của các bên. Dựa trên các luận chứng lý thuyết, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và phân tích thực tế một số trường hợp trong nước, bài viết chỉ ra các hạn chế, nguyên nhân chủ quan từ hai phía, các rào cản từ cơ chế quản lý và chính sách của Nhà nước. Đồng thời, bài viết đưa ra gợi ý về những giải pháp và kiến nghị tháo gỡ các rào cản nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng hiệu quả hoạt động của các đại học ở Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2016, Chỉnh sửa ngày 3 tháng 12 năm 2016, Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 12 năm 2016 Từ khóa: Hợp tác đại học - doanh nghiệp, Việt Nam. 1. Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới * trên 3.000 trường đại học về nội hàm và các phương thức hợp tác, hợp tác đại học - doanh nghiệp được định nghĩa phù hợp với thời đại hiện nay và được Ủy ban Châu Âu chấp nhận. Theo đó, hợp tác này là tất cả các tương tác trực tiếp hay gián tiếp, cá nhân hay không mang tính cá nhân giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho các bên, bao gồm: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển (R&D), trao đổi nhân sự (học giả, sinh viên và chuyên gia), thương mại hóa kết quả R&D, xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo, học tập suốt đời, phát triển doanh nghiệp và quản trị [1]. Do vậy, các hợp tác này còn được coi là sự hợp tác giữa hai mảng học thuật và sản xuất kinh doanh. Khi công nghệ ngày càng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế thì hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp ngày càng trở thành xu hướng mới. Tại các quốc gia phát triển, .