Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hồ tiêu
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu này trình bày một số triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hồ tiêu như thiếu đạm, thiếu lân, thiếu kali, thiếu trung vi lượng Mời các bạn tham khảo! | Một số triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây hồ tiêu Thiếu đạm Hiện tượng thiếu đạm trên cây tiêu thấy rõ nhất là cây sinh trưởng chậm lại, ít ra cành ; chồi, lá trở nên xanh nhạt hay vàng. Hiện tượng vàng lá thường bắt đầu từ dưới lên, khi các lá ở dưới thấp đã vàng nhạt thì lá ở tầng trên của trụ tiêu vẫn còn giữ được màu xanh tương đối. Khi cây bị thiếu đạm quá mức, toàn bộ lá tiêu chuyển dần sang màu vàng nhạt rồi tới màu vàng đậm đặc trưng và đầu ngọn lá bị khô. Khi lá bắt đầu rụng nhiều là biểu hiện cây đang thiếu đạm nghiêm trọng. Tuy cây tiêu rất cần đạm, nhưng bón đạm nhiều quá, cây sẽ ra nhiều lá mà ít ra hoa đậu quả, cây dễ bị lốp giảm khả năng chống đỡ với sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt. Đạm dư thừa cũng làm kéo dài thời gian quả chín, không thu hoạch được tập trung và làm giảm chất lượng hồ tiêu thương phẩm. Thiếu lân Triệu chứng thiếu lân rõ ràng ít khi xuất hiện và rất khó nhận biết trên các vườn tiêu. Trong trường hợp nghiêm trọng thể hiện ở sự sinh trưởng còi cọc của cây. Điều này không rõ lắm ở đỉnh sinh trưởng các dây thân, nhưng các cành ngang bị ảnh hưởng nặng nề hơn và cây rất ít ra cành ngang thứ cấp. Phiến lá của các lá trưởng thành trở nên xanh xám đục, chuyển sang màu đồng, dày cứng và thỉnh thoảng có các đốm chết ở đầu lá, sau đó lá bị rụng. Thiếu kali Triệu chứng thiếu kali có thể nhận biết được ở các lá trưởng thành. Mép đầu lá chuyển vàng và xuất hiện các đốm chết hoại màu xám, giòn. Vết hoại chết thường có hình chữ V ở mép đầu lá. Đây là hiện tượng “cháy đầu ngọn lá” Thiếu trung vi lượng Ngoài các nguyên tố đạm, lân, kali cây tiêu cũng cần một số các nguyên tố trung vi lượng khác như canxi, ma nhê, lưu huỳnh, kẽm, bore, molipden Canxi (Ca) ảnh hưởng tốt tới môi trường đất, làm đất bớt chua, tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật hữu ích trong đất. Canxi có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của đọt cây, rễ cây, sự cấu tạo của hoa và di chuyển chất khô từ thân lá qua trái tiêu. Hiện tượng thiếu canxi thấy được trên các lá đã thành thục, phần dưới trụ tiêu thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn phần tán phía trên cao. Trên lá xuất hiện các vệt úa vàng từ một bên hay cả 2 bên phiến lá gần phía cuống lá hoặc ở đoạn giữa lá. Các vệt úa vàng này đi dần vào phía trong gân chính, tiếp theo sau đó là sự hoại tử. Các vết hoại tử rất nhỏ có thể xuất hiện rải rác giữa các gân lá, ở mặt trên hay mặt dưới lá. Lá rụng trước khi các vết hoại tử này phát triển mạnh. Một số trường hợp có thể gây cho tiêu bị rụng lóng tháo khớp. Ma nhê (Mg) cũng là một yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với cây tiêu. Hiện tượng thiếu ma nhê xuất hiện trước tiên trên các lá già và phát triển dần lên các lá non hơn. Thiếu ma nhê, phiến lá trở nên úa vàng trong khi các gân chính vẫn xanh. Vệt vàng thường xuất hiện từ trung tâm của một nửa đầu phiến lá rồi lan dần ra mép lá và phía cuống lá. Vùng phiến lá gần cuống lá thường vẫn giữ được màu xanh. Thiếu nặng lá rụng đồng loạt, trên cây còn các cành trơ trụi và một ít lá non hơn không bị ảnh hưởng. Lưu huỳnh (S) là yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Đến nay lưu huỳnh được nhiều nhà nông học xem là yếu tố dinh dưỡng quan trọng thứ tư sau N,P,K. Thiếu lưu huỳnh ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein, gây ra giảm diệp lục tố, làm các lá non có màu trắng. Lưu huỳnh làm chậm hoặc ngăn cản sự ra hoa và do đó làm giảm năng suất cây trồng. Trong số các chất vi lượng thì kẽm (Zn), Molipden (Mo), Bore (Bo) là các chất quan trọng nhất đối với cây tiêu. Hiện tượng thiếu các chất vi lượng này thường rất khó phát hiện trên cây hồ tiêu, tuy vậy việc bón bổ sung chất vi lượng hoặc phun vi lượng qua lá đều làm tăng năng suất hồ tiêu.