Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu trồng Nấm bào ngư vàng Pleurotus citrinopileutus bằng phụ phẩm nông nghiệp
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày các thí nghiệm về ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sự lan tơ nấm, ảnh hưởng của cám gạo, cám bắp đến sự lan tơ và hình thành quả thể, ảnh hưởng của đạm vô cơ đến sự lan tơ và hình thành quả thể và ảnh hưởng của thành phần vi lượng đến sự lan tơ và hình thành quả thể. Để nắm nội dung . | NGHIÊN CỨU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ VÀNG PLEUROTUS CITRINOPILEUTUS BẰNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP NGUYỄN THỊ THƠM 1 MAI HƯƠNG TRÀ - NGUYỄN THÀNH HƯNG 2 1 Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai 1huongtra1983@yahoo.com.vn 2 Trường Đại học Thủ Dầu 1, Bình Dương 1 Tóm tắt: Nấm bào ngư vàng Pleurotus citrinopileutus được nuôi trồng trên các giá thể mạt cưa, bã mía, rơm rạ. Kết quả cho thấy tốc độ lan tơ trên môi trường mạt cưa nhanh nhất (0.78 cm/ngày). Kết quả khảo sát trồng nấm bào ngư vàng trên môi trường mạt cưa có bổ sung cám gạo, cám bắp, đạm vô cơ (ure, DAP), vi lượng (MgSO4, KH2PO4) cho thấy bổ sung cám bắp 4 % hoặc DAP 3 ‰ thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của nấm bào ngư nhất. Bổ sung thành phần vi lượng MgSO4 0.2 ‰ hoặc KH2PO4 2 ‰ làm rút ngắn thời gian ra quả thể 8 ngày. Điều kiện nuôi trồng 22-30oC, độ ẩm 70-90%. Từ khóa: Nấm bào ngư vàng, Pleurotus citrinopileutus, phế phẩm nông nghiệp 1. GIỚI THIỆU Nấm là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất, và các vitamin, chứa ít chất béo. Trong những năm gần đây, nấm được coi là một loại thực phẩm sạch và được tiêu thụ mạnh và là một trong những mặt hàng có tỉ trọng, giá trị xuất khẩu cao trong nhóm các mặt hàng thực phẩm, rau, củ, quả. Khí hậu ở nước ta rất phù hợp cho sự phát triển của nhiều loài nấm, trong đó bào ngư là một trong những loại nấm được trồng phổ biến do sản lượng cao và phong phú về chủng loại. Trong đó bào ngư vàng (Pleurotus citrinopileatus) là một loại nấm thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có giá trị dược liệu. Bào ngư vàng là nguồn vi chất chống oxy hóa điều hòa miễn dịch, kháng u, và có hoạt tính chống đái tháo đường (Chen, 2009; Frimpong-Manso, 2011). Mặt khác, loài nấm này có tiềm năng năng suất cao, màu sắc và hương vị đặc trưng, hấp dẫn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chính vì thế, loài nấm này đang được phát triển ở nước ta. Việc tận dụng nguồn phế phụ phẩm lớn từ nông nghiệp để ứng dụng trồng nấm bào ngư vàng vừa giải quyết được .