Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tự chủ tài chính - cơ hội nâng cao chất lượng cho các trường đại học công lập ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trên cơ sở nhận diện những lợi ích cũng như các rào cản đối với các trường đại học công lập khi thực hiện tự chủ tài chính, bài viết đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa cơ chế tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 32, Số 3 (2016) 18-23 Tự chủ tài chính - cơ hội nâng cao chất lượng cho các trường đại học công lập ở Việt Nam Nguyễn Thị Hương, Tạ Ngọc Cường* Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 9 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Giáo dục đại học được xem là dịch vụ công, được Nhà nước cung cấp nguồn lực tài chính để phục vụ lợi ích chung, nhằm thực hiện chính sách công bằng xã hội. Để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, trong đó có giáo dục đại học, tài chính là một nguồn lực rất quan trọng, đóng vai trò nền tảng để phát triển các nguồn lực khác như con người, cơ sở vật chất,. những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo đại học nói riêng. Chính vì vậy, tự chủ tài chính được coi là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho yêu cầu phát triển giáo dục đại học trong điều kiện mới [1]. Trên cơ sở nhận diện những lợi ích cũng như các rào cản đối với các trường ĐHCL khi thực hiện tự chủ tài chính, bài viết đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy hơn nữa cơ chế tự chủ tài chính ở các trường ĐHCL. Từ khóa: Tự chủ, tự chủ tài chính, chất lượng giáo dục đại học Việt Nam. 1. Cơ chế tự chủ tài chính theo NQ 77/NQ-CP* vi bài viết, các tác giả tập trung vào tự chủ tài chính đại học. Mức học phí: Các trường dự toán kinh phí đào tạo trung bình cho một sinh viên đại học chính quy trên cơ sở những điều kiện cần thiết để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn 2015-2017, bao hàm cả việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội và đối với người học cũng như giảm dần nguồn kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN) trong kinh phí đào tạo, bổ sung từ nguồn thu học phí và nguồn thu tự tạo của trường. Các khoản thu học phí: Bên cạnh các hoạt động đào tạo đã tính đầy đủ trong học phí, để nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ người học, trường sẽ thực hiện các hoạt động dịch vụ và hỗ