tailieunhanh - Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Cảm tình Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức. Người để lại rất nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết chuyên về đạo đức. Có thể thấy điều này qua các tác phẩm như cuốn “Đường Kách mệnh”, bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (1969) và ngay cả trong Di chúc của Người | Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Cảm tình Đảng 2010 A. MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh 1890-1969 đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá đó là tư tưởng của Người trong đó có tư tưởng về đạo đức. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức. Người để lại rất nhiều tác phẩm bài nói bài viết chuyên về đạo đức. Có thể thấy điều này qua các tác phẩm như cuốn Đường Kách mệnh bài viết Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân 1969 và ngay cả trong Di chúc của Người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác -Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa đạo đức của nhân loại cả phương Đông và phương Tây mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp giải phóng con người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức bao gồm vị trí vai trò sức mạnh của đạo đức những chuẩn mực đạo đức cách mạng và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới. B. NỘI DUNG CHÍNH I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng Theo Hồ Chí Minh muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa - cuộc cách mạng sâu sắc nhất triệt để nhất toàn diện nhất chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu phải tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ đảng viên. Một trong những bài giảng đầu tiên cho lớp thanh niên trí thức yêu nước đầu tiên của Việt Nam từ những năm 1920 là bài giảng về tư cách của một người cách mạng . Đến khi viết Di chúc Người vẫn dành một

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.