Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu biến đổi của một số gen ty thể ở bệnh ung thư vú
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài cung cấp dữ liệu có tính hệ thống ban đầu về biến đổi của một số gen ty thể, bao gồm biến đổi số bản sao ADN ty thể, mức độ mất đoạn lớn, biến đổi của gen ATP6, tARN, ND1 và ND3, trên đối tượng bệnh nhân ung thư vú người Việt Nam; xác định được mối liên quan giữa các biến đổi này với các đặc điểm bệnh học của ung thư vú. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Tú Linh NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI CỦA MỘT SỐ GEN TY THỂ Ở BỆNH UNG THƢ VÚ Chuyên ngành: Mã số: Nhân chủng học 62310302 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2016 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Bộ môn Sinh lý học và Sinh học người, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Hồng Thái PGS. TS. Tạ Văn Tờ Phản biện: Phản biện: Phản biện: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại vào hồi: giờ ngày tháng năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở nữ giới (Globocan 2012), tuy nhiên, tỉ lệ sống sót có thể được cải thiện nếu bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm của bệnh (Anderson, 2008). Đối với sàng lọc và chẩn đoán sớm ung thư vú, chụp nhũ ảnh và thăm khám vú vẫn là phương pháp chuẩn trong lâm sàng (Vahabi, 2003), tuy nhiên nguy cơ phát hiện dương tính giả cao (Elmore, 2010). Điều này cho thấy cần phải có các chỉ thị sinh học đặc hiệu đối với sàng lọc và phát hiện sớm bệnh. ADN ty thể từ lâu đã được cho là có mối liên quan với quá trình phát sinh ung thư vú (Carew, 2002), trong đó có sự thay đổi về số lượng bản sao, biến đổi mức độ biểu hiện và hoạt động của các tiểu đơn vị của chuỗi hô hấp và các đột biến điểm của ADN ty thể (Tseng, 2006; Fan, 2009). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên các nhóm bệnh nhân khác nhau vẫn còn gây tranh cãi. Trên đối tượng bệnh nhân người Việt Nam, nghiên cứu về về biến đổi của các gen ty thể còn ít và chưa có tính hệ thống. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành chọn đề tài: “Nghiên cứu biến đổi của một số gen ty thể ở bệnh ung thư vú” nhằm mục tiêu sau: (1) Cung cấp dữ liệu .