tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế - xã hội

Luận án "Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá đồng bằng sông cửu Long và sự biến đổi của chúng do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế - xã hội" với mục tiêu thực hiện nghiên cứu đa dạng sinh học và các yếu tố ảnh hưởng đến khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long, lồng ghép quản lý nghề cá thích ứng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------ ------ THÁI NGỌC TRÍ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ CÁ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHÚNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Đức Đạt GS. TS. Richard Lee Mayden Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Viện Sinh học Nhiệt đới vào giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ 2. Thư viện Quốc Gia Hà Nội hồi 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những “vựa thủy sản” lớn của cả nước, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm trong nước mà còn đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu, lưu giữ nguồn gen quý hiếm và các loài cá có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi cá ở ĐBSCL chịu những tác động không nhỏ từ phương thức quản lý, khai thác sử dụng, cùng với sự thay đổi bất thường của điều kiện tự nhiên (Biến đổi khí hậu, Nước biển dâng), các hoạt động phát triển Kinh tế - Xã hội: phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông, thủy lợi, thủy điện, phương thức quản lý, khai thác nguồn lợi cá, . Trước tình hình đó, để đánh giá đúng về hiện trạng đa dạng sinh học các loài cá, các nhân tố đã và đang tác động đến sự phát triển bền vững của nguồn lợi cá, góp phần quản lý nghề cá thích ứng, bền vững ở ĐBSCL, đồng thời bước đầu nghiên cứu về sinh học phân tử của 20 loài cá thuộc bộ cá Chép (Cypriniformes), góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu trong công tác bảo tồn nguồn gen của các loài cá ở ĐBSCL, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu Đa dạng sinh học khu hệ cá Đồng bằng sông Cửu Long và sự .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.