Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Motif người hóa đá/đá hóa người trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài viết này, với motif người hóa đá/ đá hóa người được trình bày theo mạch của các dạng thức: người hóa đá, đá hóa người, người hóa đá và tái sinh trở lại. Dạng thức cuối cùng này đã khiến người đọc liên tưởng đến một vòng tròn luân hồi của con người trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) MOTIF NGƯỜI HÓA ĐÁ/ ĐÁ HÓA NGƯỜI TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM Nguyễn Thị Quỳnh Hương Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email:qhuong08@gmail.com TÓM TẮT Người hóa đá/ đá hóa người là motif khá phổ biến trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. Theo chúng tôi, motif này gồm có ba dạng thức: người hóa đá, đá hóa người và luân hồi (người hóa đá và đá đó lại hóa thành người). Motif người hóa đá/ đá hóa người là phương thức nghệ thuật đắc dụng để tác giả dân gian vẽ nên những câu chuyện kỳ vĩ cho xuất thân và hành trạng của nhân vật trong truyền thuyết dân gian. Từ khóa: Motif; người; đá; truyền thuyết; Việt Nam. Biên soạn tư liệu về truyện dân gian theo type và motif là phương pháp nghiên cứu folklore có nguồn gốc từ trường phái Phần Lan (Finnish Method, phương pháp địa lí – lịch sử) được khởi xướng bởi các nhà nghiên cứu: Julius Leopold Kredrik Krohn (1835 – 1888), Kaarle Krohn (1863 – 1933), và người kế tục là Antti Aarne (1867 – 1925) và Stith Thompson (1885 – 1976). Trong bài viết “Những nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và motif – Những khả thủ và bất cập” (2008), Trần Thị An khái quát: “Họ đã sưu tầm các dị bản truyện cổ tích, lập nên bảng tra rồi tiến hành so sánh để tìm ra bản cổ nhất, trên cơ sở đó nhằm xác định được nơi phát tích của một truyện cổ và vạch ra con đường địa lý của sự lưu truyền truyện cổ ấy” [1, tr.88]. Bảng tra type và motif (Type of the Folktale – A Classification and Bibliography và Motif- index of Folk- Literature, A Classification of Narrative Elements in Folk- Tale, Ballads, Myths, Fables, Medieval, Romances, Exempla, Local Legends) của Antti Aarne và Stith Thompson là công trình đã dấy lên phong trào sưu tầm truyện kể dân gian và xây dựng hệ thống bảng tra type và motif truyện kể dân gian của các địa phương (quốc gia, vùng, tỉnh). Ở Việt Nam, đã có công trình Từ điển type truyện dân gian Việt Nam (Nguyễn Thị Huế chủ .