tailieunhanh - Một số motif độc đáo trong kịch Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất của Việt Nam. Kịch của ông đã được nghiên cứu ở nhiều phương diện, tuy nhiên, nghiên cứu một số motif phổ biến trong kịch bản của Lưu Quang Vũ là một hướng đi mới hứa hẹn những phát hiện độc đáo. Đặt vấn đề nghiên cứu một số motif nổi bật trong kịch Lưu Quang Vũ, chúng tôi muốn phân tích và chứng minh một khía cạnh độc đáo trong thi pháp kịch của người nghệ sĩ tài hoa này. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 96-103 This paper is available online at DOI: MỘT SỐ MOTIF ĐỘC ĐÁO TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ Bùi Hải Yến Khoa Ngữ văn & Địa lí, Đại học Hải Phòng Tóm tắt. Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất của Việt Nam. Kịch của ông đã được nghiên cứu ở nhiều phương diện, tuy nhiên, nghiên cứu một số motif phổ biến trong kịch bản của Lưu Quang Vũ là một hướng đi mới hứa hẹn những phát hiện độc đáo. Đặt vấn đề nghiên cứu một số motif nổi bật trong kịch Lưu Quang Vũ, chúng tôi muốn phân tích và chứng minh một khía cạnh độc đáo trong thi pháp kịch của người nghệ sĩ tài hoa này. Từ khóa: Motif, kịch, Lưu Quang Vũ 1. Mở đầu Là một nhà thơ, nhà văn khá thành danh trước khi “bén duyên” và tạo được những thành công để đời với kịch, Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) ngay khi vừa xuất hiện đã tạo thành một “hiện tượng” trên sâu khấu kịch nói thời bấy giờ, và đến nay, dù đã đi xa chúng ta gần 30 năm, sức ảnh hưởng của ông vẫn bao trùm sân khấu kịch đương đại qua sự thành công của các vở diễn liên tiếp được phục dựng lại những năm gần đây. Đã có không ít công trình nghiên cứu, phê bình về các sáng tác thơ, văn, kịch nghệ của Lưu Quang Vũ, nhưng với gia tài vô giá mà ông để lại, đặc biệt là với gần 50 vở kịch đã góp phần tạo nên diện mạo mới của nền kịch nghệ nước nhà thì việc tìm hiểu thấu đáo vẫn hứa hẹn đem đến những phát hiện mới. Motif là đơn vị cơ bản cấu tạo cốt truyện của nhiều tác phẩm văn học dân gian. Thuật ngữ này có thể được hiểu thành các từ khuôn, dạng, kiểu trong tiếng Việt, “nhằm chỉ các thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian” [3; ]. Có cả một hệ thống motif rất phong phú trong văn học dân gian của các dân tộc, chẳng hạn: motif “người đội lốt cóc”, “người đội lốt cọp”, motif “bọc trứng”, “quả bầu”.Văn học là một
đang nạp các trang xem trước