Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiểu từ tình thái mang ý nghĩa giao tiếp trong phát ngôn tiếng Việt

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này nêu lên hệ thống tiểu từ tình thái trong ngôn ngữ Tiếng Việt. Qua việc nghiên cứu, phân tích các phát ngôn trong các tác phẩm văn học và các câu nói trong các tình huống giao tiếp đời thường, bài viết nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa của các tiểu từ tình thái trong các tình huống giao tiếp khác nhau, góp phần làm phong phú thêm vốn từ, nâng cao kỹ năng giao tiếp, làm tăng hiệu quả giao tiếp tiếng Việt hàng ngày. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI TIỂU TỪ TÌNH THÁI MANG Ý NGHĨA GIAO TIẾP TRONG PHÁT NGÔN TIẾNG VIỆT Phan Thị Thanh Hương Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM TÓM TẮT Bài viết này nêu lên hệ thống tiểu từ tình thái trong ngôn ngữ Tiếng Việt. Qua việc nghiên cứu, phân tích các phát ngôn trong các tác phẩm văn học và các câu nói trong các tình huống giao tiếp đời thường, bài viết nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa của các tiểu từ tình thái trong các tình huống giao tiếp khác nhau, góp phần làm phong phú thêm vốn từ, nâng cao kỹ năng giao tiếp, làm tăng hiệu quả giao tiếp tiếng Việt hàng ngày. Từ khóa: tiểu từ tình thái, ý nghĩa giao tiếp, phát ngôn. MODAL PARTICLES HAVING COMMUNICATION MEANINGS IN VIETNAMESE STATEMENTS ABSTRACT This article shows the groups of the modal particles used in Vietnamese language. The research of sentences in some literary works as well as the analysis statements in everyday conversations help Vietnamese language speakers know better the roles and the meanings of the modal particles through different situations, enrich more vocabulary and improve their communication skills in Vietnamese. Key words: Modal particles, communication meanings, statements 1. MỞ ĐẦU Mỗi phát ngôn Tiếng Việt ngoài việc chứa đựng ý nghĩa nhất định nào đó về mặt ngôn từ, còn ẩn chứa ý nghĩa giao tiếp trong tình huống cụ thể và sắc thái tình cảm riêng của người giao tiếp. Tình thái của phát ngôn phản ánh thái độ, tình cảm, ý chí của người nói đối với người nghe, thể hiện trong điều được nói và được tiếp nhận. Yếu tố tình thái trong phát ngôn do động từ, tính từ, phụ từ, kết từ, tình thái từ đảm nhận. Trong đó, động từ (đặc biệt là lớp động từ tình thái chỉ ý nghĩa ý chí, mong muốn) và tình thái từ thường được xuất hiện nhiều nhất. Trong bài viết này tác giả chỉ xem xét một tiểu hệ thống tình thái từ, đó là tiểu từ tình thái; đồng thời phân tích những phát ngôn có sử dụng tiểu từ tình thái trong các ngữ cảnh khác nhau để giúp hiểu rõ hơn vai trò và ý .