Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu “hành vi bầy đàn” trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

bài viết này nghiên cứu sự tồn tại của hành vi bầy đàn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 01/06/2007 đến 30/11/2015 thông qua phương pháp đo lường biến động suất sinh lợi trên hai sàn giao dịch chứng khoán niêm yết TP.HCM (HoSE) và Hà Nội (HNX). | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 7, Số 1, 2017 96–108 96 NGHIÊN CỨU “HÀNH VI BẦY ĐÀN” TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Đoàn Anh Tuấna*, Hoàng Mai Phươnga Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam a Lịch sử bài báo Nhận ngày 14 tháng 04 năm 2016 | Chỉnh sửa ngày 11 tháng 08 năm 2016 Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 10 năm 2016 Tóm tắt Thông qua phương pháp đo lường biến động suất sinh lợi trên hai Sàn giao dịch chứng khoán niêm yết TP.HCM (HoSE) và Hà Nội (HNX), bài viết này nghiên cứu sự tồn tại của hành vi bầy đàn của nhà đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam từ 01/06/2007 đến 30/11/2015. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự tồn tại hành vi bầy đàn trên cả hai Sàn HoSE và HNX. Ngoài ra, các kết quả phân tích hồi quy còn chỉ ra rằng trong xu hướng thị trường giảm điểm, hành vi bầy đàn được biểu hiện với mức độ mạnh hơn so với lúc thị trường tăng điểm. Các cơ sở khoa học quan trọng này đã giúp tác giả đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm làm giảm tác động của hành vi bầy đàn và góp phần làm gia tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán. Từ khóa: CSAD; GARCH; Hành vi bầy đàn; Thị trường chứng khoán Việt Nam. 1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT “Hành vi bầy đàn” hay còn gọi là “Hiệu ứng đám đông” là một hiện tượng tâm lý khá phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội. Những người bị hiệu ứng đám đông chi phối thường hành động theo những gì mà người khác đang làm ngay cả khi thông tin riêng của họ cho thấy nên hành động theo một cách khác (Banerjee, 1992). Đây cũng chính là cách hành xử phổ biến của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. Trên thực tế, không chỉ có quyết định của các nhà đầu tư nhỏ lẻ bị ảnh hưởng và chi phối bởi động thái của nhà đầu tư khác mà ngay cả các nhà đầu tư tổ chức cũng không nằm ngoài vòng xoay này. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ dễ dàng bị cuốn vào các “trò chơi tạo xu thế” hay các trò “làm giá” do những giới hạn trong việc sở hữu thông tin hay cố tình bỏ qua thông tin riêng mà