tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "HÀNH VI VI PHẠM VIỆC CẤP DƯỠNG CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN KHÔNG CẤU THÀNH TỘI PHẠM TRỊNH TIẾN VIỆT "

Tòa án về việc cấp dưỡng, nhưng người phải thi hành án về việc cấp dưỡng lại cố tình không chấp hành án, mặc dù đã được cơ quan thi hành án đôn đốc và xử phạt hành chính. Trong trường hợp này, người phải thi hành án có phạm tội không, nếu có thì phạm tội gì? | HÀNH VI VI PHẠM VIỆC CẤP DƯỠNG CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN KHÔNG CẤU THÀNH TỘI PHẠM TRỊNH TIẾN VIỆT Khoa luật ĐH quốc gia Hà Nội Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 2 2001 có đăng bài viết của tác giả Vũ Thanh Xuân - Đội thi hành án huyện Thới Bình Cà Mau về trường hợp cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án quyết định của Tòa án về việc cấp dưỡng nhưng người phải thi hành án về việc cấp dưỡng lại cố tình không chấp hành án mặc dù đã được cơ quan thi hành án đôn đốc và xử phạt hành chính. Trong trường hợp này người phải thi hành án có phạm tội không nếu có thì phạm tội gì Tác giả bài viết có đưa ra hai quan điểm khác nhau trong quá trình giải quyết vụ án này. Quan điểm thứ nhất cho rằng hành vi của người phải thi hành án đã phạm tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng Điều 152 BLHS năm 1999 . Quan điểm thứ hai lại khẳng định người này phạm tội không chấp hành án Điều 304 BLHS năm 1999 . Về trường hợp này chúng tôi cho rằng người phải thi hành án không phạm tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng và cũng không phạm tội không chấp hành án bởi các lập luận dưới đây. Trước hết về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng Điều 152 BLHS Việt Nam năm 1999 quy định Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm . Theo đó dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là Chủ thể của tội phạm này là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác theo quy định của pháp luật. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thể là cha mẹ đối với con nhỏ con đối với cha mẹ già yếu giữa vợ và chồng sau khi ly hôn . Điều 36 50 56 57 60. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN