Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tính toán tải trọng động đất theo tiêu chuẩn Nga SP 14.13330.2014 “Xây dựng công trình trong vùng động đất
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Việc tìm hiểu, nghiên cứu tiêu chuẩn mới để kịp thời vận dụng trong thực tế thiết kế khi TCVN mới được ban hành là điều cần thiết. Bài báo này trình bày một trong những nội dung quan trọng của công tác thiết kế kháng chấn là phương pháp tính toán tải trọng động đất theo SP 14.13330.2014. | QUY CHUẨN – TIÊU CHUẨN TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG ĐỘNG ĐẤT THEO TIÊU CHUẨN NGA SP 14.13330.2014 “XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG VÙNG ĐỘNG ĐẤT” TS. CAO DUY KHÔI Viện KHCN Xây dựng ThS. NGUYỄN VIỆT SƠN Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Tóm tắt: Hiện nay, Tiêu chuẩn thiết kế chịu động đất mới của Việt Nam đang được biên soạn dựa trên Tiêu chuẩn kháng chấn mới nhất của Nga SP 14.13330.2014. Phiên bản này có nhiều khác biệt rõ nét với Tiêu chuẩn kháng chấn cũ của Nga là SNIP II7-81*, và so với Tiêu chuẩn kháng chấn hiện hành của Việt Nam là TCVN 9386:2012. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu tiêu chuẩn mới để kịp thời vận dụng trong thực tế thiết kế khi TCVN mới được ban hành là điều cần thiết. Bài báo này trình bày một trong những nội dung quan trọng của công tác thiết kế kháng chấn là phương pháp tính toán tải trọng động đất theo SP 14.13330.2014. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, các tiêu chuẩn thiết kế chủ yếu của Việt Nam (Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép, kết cấu gạch đá, tiêu chuẩn tải trọng và tác động,.) được biên soạn dựa trên Tiêu chuẩn Nga tương ứng. Nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống, Bộ Xây dựng đã giao Hội kết cấu và công nghệ xây dựng thực hiện đề tài Biên soạn TCVN “Xây dựng công trình trong vùng động đất” trên cơ sở Tiêu chuẩn kháng chấn mới nhất của Nga SP 14.13330.2014. Dự thảo TCVN trên đã được nghiệm thu tại hội đồng khoa học của Bộ, nhưng chưa được ban hành chính thức. Phiên bản SP 14.13330.2014 [2] có nhiều khác biệt rõ nét so với Tiêu chuẩn kháng chấn cũ của Nga là SNIP II-7-81* [3], và so với Tiêu chuẩn kháng chấn hiện hành của Việt Nam là TCVN 9386:2012 [1]. Do đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu tiêu chuẩn mới để kịp thời vận dụng trong thực tế thiết kế khi TCVN mới được ban hành là điều cần thiết. Bài báo này trình bày một trong những nội dung quan trọng của công tác thiết kế kháng chấn là phương pháp tính toán tải trọng động đất theo SP 14.13330.2014. 2. Phương pháp tính toán tải trọng động đất theo SP 14.13330.2014