Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học âm nhạc tại trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học âm nhạc tại trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai với mục tiêu nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các biên pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc tại trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Nội dung của bản tóm tắt này gồm 3 chương. Chương 1: cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học âm nhạc ở trường cao đẳng sư phạm. Chương 2: cơ sở thực tiễn của quản lý hoạt động dạy học âm nhạc tại trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Chương 3: biện pháp quản lý hoạt động dạy học âm nhạc tại trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN LÊ QUÂN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM GIA LAI Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH Phản biện 1: TS. TRẦN XUÂN BÁCH Phản biện 2: PGS.TS. VÕ NGUYÊN DU Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng 9 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, đổi mới cơ chế QL giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ QL là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội” Giáo dục Âm nhạc là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần, Giáo dục Âm nhạc trong nhà trường các cấp nhằm từng bước nâng cao trình độ văn hoá âm nhạc của HSSV góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước, đáp ứng nhiệm vụ giao tiếp Âm nhạc của HSSV Việt Nam và quốc tế. Sự kết hợp giữa Âm nhạc với các mặt giáo dục khác "không chỉ là một trong những phương tiện để nâng cao sản xuất xã hội mà còn là phương thức duy nhất để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện" Trong những năm qua, công tác

TÀI LIỆU LIÊN QUAN