Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp - nghiên cứu trường hợp Nghệ An
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm phân tích ưu, nhược điểm của hệ thống chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng các công nghệ, thiết bị cơ điện vào sản xuất. | 82 Chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGHỆ AN ThS. Phan Thế Quyết Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN&PTNT Tóm tắt: Công nghệ cơ điện nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Ngoài việc góp phần giải phóng sức lao động nặng nhọc cho bà con nông dân, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Thực trạng công nghệ cơ điện nông nghiệp đang được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay được xác định là vừa thiếu và yếu so với yêu cầu của thực tiễn. Một trong những nguyên nhân của hiện trạng này là do hệ thống chính sách liên quan đến lĩnh vực cơ điện nông nghiệp còn nhiều bất cập. Sau khi phân tích ưu, nhược điểm của hệ thống chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp, tác giả xin đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng các công nghệ, thiết bị cơ điện vào sản xuất. 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một trong những nước có sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản đứng đầu thế giới như gạo, hạt điều, cà phê. trong những năm gần đây, tốc độ phát triển nông nghiệp của Việt Nam chỉ đạt khoảng 5,36% giai đoạn 2001-2010, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 4,3 tỷ USD năm 2000 lên 19,5 tỷ USD năm 20101. Hàng nông sản của Việt Nam mặc dù chiếm số lượng lớn nhưng giá bán trên thị trường quốc tế chưa cao, mang lại lượng kim ngạch chưa cao. Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Sản phẩm nông sản nước ta vốn có hàm lượng khoa học thấp đã không đủ sức cạnh tranh ngay cả trên thị trường trong nước. Vấn đề đó buộc các địa phương phải có những giải pháp chính sách để phát triển công nghệ phù hợp khắc phục khó khăn, thách thức nảy sinh trong tiến trình hội nhập. Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có tỷ trọng nông nghiệp trong GDP lớn. Vấn đề công nghiệp .