Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo sát hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong một số cấu trúc điều kiện tiếng Việt
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cấu trúc điều kiện là một trong những cấu trúc mà ngữ nghĩa và ngữ pháp của nó tỏ ra thích hợp trong việc thực hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Trong hội thoại, thông qua ngữ cảnh và tình huống giao tiếp, một phát ngôn điều kiện trần thuật hoặc một phát ngôn điều kiện nghi vấn có thể được chuyển đổi thành một hành vi gián tiếp mà ở đó hành vi “cố hữu” của nó đã bị chuyển đổi sang một hành vi khác. | KHẢO SÁT HÀNH VI NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG MỘT SỐ CẤU TRÚC ĐIỀU KIỆN TIẾNG VIỆT1 __Lê Thị Minh Hằng Theo Searle, khái niệm hành vi ngôn ngữ gián tiếp được hiểu là một hành động tại lời (illocutionary act) được thực hiện một cách gián tiếp qua việc thực hiện một hành động tại lời khác [7,168]. Hay nói như Nguyễn Thiện Giáp, đó là “hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ gián tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc” [5,55], phân biệt với hành động ngôn từ trực tiếp (khi có quan hệ trực tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc). Cấu trúc điều kiện là một trong những cấu trúc mà ngữ nghĩa và ngữ pháp của nó tỏ ra thích hợp trong việc thực hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Trong hội thoại, thông qua ngữ cảnh và tình huống giao tiếp, một phát ngôn điều kiện trần thuật hoặc một phát ngôn điều kiện nghi vấn có thể được chuyển đổi thành một hành vi gián tiếp mà ở đó hành vi “cố hữu” của nó đã bị chuyển đổi sang một hành vi khác. – Câu điều kiện trần thuật chuyển sang hành vi gián tiếp từ chối: (Đây là câu trả lời của một cô gái trong tình huống bạn trai của một cô gái ngỏ lời mời cô đi chơi). (1) Nếu ba mẹ em biết thì sẽ đánh em chết mất. Qua thông báo trên, cô gái thực hiện hành vi gián tiếp là từ chối lời mời của người yêu. – Câu điều kiện nghi vấn chuyển sang hành vi gián tiếp cảnh báo: (Đây cũng là câu trả lời của một cô gái trong tình huống bạn trai của cô ngỏ lời mời cô đi chơi) (2) Nhỡ ba mẹ em biết thì sao? Câu trên mang dạng thức câu hỏi nhưng hoàn toàn không chờ đợi một câu trả lời ở người nghe; khi phát ngôn câu này, người nói chỉ thực hiện hành vi gián tiếp là cảnh báo một khả năng xấu có thể xảy ra, và từ đó can ngăn người nghe đừng nên rủ cô đi chơi. Mọi phát ngôn luôn tiềm tàng khả năng chuyển đổi hành vi gián tiếp này sang hành vi gián tiếp khác, tùy vào ngữ huống và điều kiện hội thoại nhất định chứ không đóng khung trong một sự tương ứng 1-1 giữa cấu trúc và chức năng, nói theo .