Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân lập và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của xạ khuẩn nội cộng sinh trên cây màng tang (Litsea cubeba) đối với vi khuẩn gây bệnh trên cá Chép và Rô Phi
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày đối tượng thủy sản nuôi chính có năng suất cao ở miền Bắc Việt Nam đang phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn tới nguy cơ kháng kháng sinh. Chính vì vậy, để hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra, việc tìm các hợp chất sinh học có khả năng kháng khuẩn là cần thiết,. . | Vietnam J. Agri. Sci. 2016, Vol. 14, No. 12: 1886-1893 Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam 2016, tập 14, số 12: 1886-1893 www.vnua.edu.vn PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA XẠ KHUẨN NỘI CỘNG SINH TRÊN CÂY MÀNG TANG (Litsea cubeba) ĐỐI VỚI VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN CÁ CHÉP VÀ RÔ PHI Trịnh Thị Trang1*, Kim Văn Vạn1, Trương Đình Hoài1, Nguyễn Thanh Hải2, Nguyễn Văn Giang2, Nguyễn Ngọc Tuấn1 1 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Email*: tttrang@vnua.edu.vn Ngày gửi bài: 02.11.2016 Ngày chấp nhận: 28.12.2016 TÓM TẮT Rô phi và cá chép, hai đối tượng thủy sản nuôi chính có năng suất cao ở miền Bắc Việt Nam đang phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn tới nguy cơ kháng kháng sinh. Chính vì vậy, để hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra, việc tìm các hợp chất sinh học có khả năng kháng khuẩn là cần thiết. Mục đích của nghiên cứu này là phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn trên cây Màng tang (Litsia cubeba) có khả năng đối kháng với các chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophila GL14; Aeromonas caviae HD60 và S. agalactiae HY10 gây bệnh trên các đối tượng cá trên. Kết quả cho thấy, trong tổng số 32 chủng xạ khuẩn được phân lập từ cây màng tang thì có 9 chủng (28,2%) có khả năng đối kháng với ít nhất 1 chủng vi khuẩn. Ba chủng MTR711, MTR622 và MTL121 có tính kháng khuẩn lớn nhất với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) dao động từ 93,3 - 300,0 µl/mL, trong đó chủng MTR711 và MTR622 cho giá trị MIC thấp nhất và không sai khác với nhau về mặt thống kê. Khi kết hợp từng cặp xạ khuẩn, cặp MTR711 - MTR622 có khả năng cộng hưởng với giá trị ∑FIC ≤ 0,5, nâng cao hiệu quả diệt khuẩn lên ít nhất 4 lần so với sử dụng đơn lẻ. Kết quả nghiên cứu xạ khuẩn nội cộng sinh trên cây màng tang là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về các hợp chất kháng khuẩn sinh học ứng dụng điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên các đối tượng thủy sản. Từ khóa: Màng tang,