Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học đàng trong thế kỷ XVII-XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận văn hướng đến các mục tiêu nghiên cứu: tái hiện bức tranh nền văn học Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII, nhận thức những biệt sắc, những dấu ấn chung, từ đó định vị vai trò của văn học Đàng Trong trong nền văn học dân tộc, hình dung về sự phát triển thực sự của nền văn học và cố gắng trong chừng mực có thể, tìm ra logic nội tại của sự phát triển ấy. . | Cần phải khẳng định rằng, những biệt sắc đó trong văn học Đàng Trong chỉ có thể là “sản phẩm” của một vùng đất đặc biệt (vùng đất mới) trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt (giai đoạn đối kháng Đàng Trong - Đàng Ngoài). Chính sự cộng hưởng của “sức trẻ” với những đặc thù không gian văn hóa - lịch sử địa phương (như những dấu hiệu loại biệt của Nho học vùng đất mới, cấu trúc đặc biệt trong thành phần cư dân, sự tươi mới của không gian xã hội đô thị - thị dân ) đã làm nên một diện mạo đặc biệt cho văn học Đàng Trong, bổ sung cho văn học Đàng Trong một số đặc tính và cả “đặc quyền, đặc lợi” mà văn học Đàng Ngoài, với sức mạnh trì kéo của truyền thống, của cái “mặc định”, cái “có sẵn”, khó có thể có được. Điều đáng nói là tuy văn học hai Đàng có những sự khác biệt nhưng chưa bao giờ đối kháng, phủ định lẫn nhau (có lẽ vì suy cho cùng, tất cả vẫn chịu sự chi phối bởi những đặc tính chung của văn học “thời đại thứ nhất” - văn học phương Đông), trái lại, còn bổ sung cho nhau, làm phong phú và sinh sắc thêm cho nền văn học dân tộc.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN