Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Truyền thống và đổi mới trong văn hóa Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát huy sức mạnh của nó trong quá trình đấu tranh anh dũng và gian khổ nhằm bảo vệ sự sống còn của dân tộc, sự đe đoạ thường xuyên của thiên tai và địch họa đòi hỏi mọi người phải cùng nhau phát huy cao nhất sức mạnh vật chất và tinh thần. Bài viết chỉ ra vinh quang và thất bại trong văn hóa Việt Nam, việc hồi sinh và thử thách đối với nền văn hóa, đồng thời nêu lên tư duy và đổi mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | Xã hội học, số 3,4 - 1988 TRUYỀN THỐNG VÀ ĐỔI MỚI TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM VŨ KHIÊU Vinh quang và thất bại. Nền văn hóa mới Việt Nam đang được xây dựng trên một mảnh đất đã từng chứng kiền sự ra đời và phát triển của một nền văn hóa lâu đời mang bản sắc Việt Nam. Nền văn hóa này được hình thành và phát huy sức mạnh của nó trong quá trình đấu tranh anh dũng và gian khổ nhằm bảo vệ sự sống còn của dân tộc, sự đe đoạ thường xuyên của thiên tai và địch họa đòi hỏi mọi người phải cùng nhau phát huy cao nhất sức mạnh vật chất và tinh thần. Việc cải tạo đồng bằng sông Hồng, nơi đầm lầy thường xuyên bị hạn hán và úng lụt, thành một vùng trù phú và văn minh là một sự nghiệp đầy sáng tạo. Cuộc đấu tranh tự vệ của cả dân tộc kẻo dài suốt mấy ngàn năm phát huy trí tuệ Việt Nam trong chiến lược, chiến thuật thể hiện qua các tác phẩm văn học và quân sự cách đây 10 thế kỷ. Nhu cầu gắn bó với nhau vi lợi ích chung đã sớm tạo ra trong lịch sử truyền thống đoàn kết và nhân đạo, thể hiện trong mọi sinh hoạt của gia đình và xã hội. Những đặc trưng cơ bản đó của nền văn hóa cổ truyền Việt Nam không phải đã được hình thành trong sự khép kín của môi trường dân tộc. Phát triển giữa hai nền văn hóa của phương Đông: Ấn Độ và Trung Quốc, nền văn hóa Việt Nam đã biết tiếp thu có gạn lọc những thành tựu của cả hai nền văn hóa đó. Sức sồng của văn hóa Việt Nam thể hiện ở chỗ nó luôn luôn dân tộc hóa những nhân tố tiếp nhận từ bên ngoài và không bao giờ tự hoà tan trong bất cứ một nền văn hóa nào khác. Khi Khổng giáo được du nhập vào Việt Nam, thì nó đã được đổi dạng để phù hợp với nhu cầu chính. trị vả xã hội của bán địa. Trong Khổng giáo Trung Quốc, chữ “Nhân” là phạm trù trung tâm chi phối mọi quan hệ xã hội. Du nhập vào Nhật Bản, Khổng giáo lại lấy chữ “Trung” làm yếu cầu cao nhất về mặt đạo đức. Ở đây, mọi người phải trung thành tuyệt đối với Thiên hoàng và đối với cấp trên, theo những quy định hết sức nghiêm ngặt của chế độ gia trưởng. Ở Việt Nam, chữ “Nhân” vẫn là phạm trù trung tâm nhưng .