Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hình tượng nhân vật người kể chuyện trong truyện của Phan Bội Châu
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong truyện của Phan Bội Châu, hình tượng nhân vật người kể chuyện chiếm một vị trí khá nổi bật. Nhân vật này đã xuất hiện ở cả hai phương thức, có khi nó không đứng cùng một bình diện với các nhân vật khách quan của tác phẩm, có khi nó lại đứng cùng một bình diện với các nhân vật đó. | HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN CỦA PHAN BỘI CHÂU HOÀNG ĐỨC KHOA Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Trong truyện của Phan Bội Châu, hình tượng nhân vật người kể chuyện chiếm một vị trí khá nổi bật. Nhân vật này đã xuất hiện ở cả hai phương thức, có khi nó không đứng cùng một bình diện với các nhân vật khách quan của tác phẩm, có khi nó lại đứng cùng một bình diện với các nhân vật đó. Trường hợp thứ nhất, nhân vật người kể chuyện như đứng đằng sau tác phẩm, khi ẩn, khi hiện. Trường hợp thứ hai, nhân vật người kể chuyện xuất hiện với tư cách tôi, một nhân vật như những nhân vật khác trong tác phẩm. Xác định vị trí của nhân vật này sẽ có một ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả cũng như chủ đề tư tưởng tác phẩm, một phương diện được các nhà nghiên cứu lí luận, phê bình hiện nay quan tâm. Từ khóa: Phan Bội Châu, nhân vật người kể chuyện, truyện văn xuôi. 1. DẪN NHẬP Người kể chuyện là sản phẩm sáng tạo, là phương tiện quan trọng để thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn. “Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả. có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra; có thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện.” [6, tr. 154]. Không phải bất kì trong tác phẩm văn học nào cũng có loại nhân vật này. Trong kịch, sự quan sát, đánh giá nhân vật và sự kiện được lồng vào ngôn ngữ, thái độ và hành động của nhân vật, bởi thế ít thấy sự xuất hiện của nhân vật người kể chuyện. Trong thơ trữ tình, tâm tư tình cảm nhà thơ được thể hiện trực tiếp dưới hình thức tự bộc lộ chứ không phải dưới hình thức câu chuyện kể về những người khác. Trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ của nhân vật người kể chuyện cho dù rất ngắn gọn, ít ỏi vẫn tạo nên một ý niệm về một tính cách mới, độc đáo về hình tượng