tailieunhanh - So sánh hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" và bà cụ Tứ trong "Vợ nhặt"
Kim Lân đã để cho bà cụ Tứ xuất hiện ở giữa tác phẩm, thế nhưng bà cụ Tứ đã trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm. Khi miêu tả bà cụ Tứ, ngòi bút Kim Lân chân thực trong từng hình ảnh và từng chi tiết. Bà cụ Tứ hiện lên là một bà mẹ có số phận bất hạnh vì chồng bà chết sớm, đứa con gái út cũng mất sớm, bà chỉ còn lại một đứa con trai duy nhất làm nghề kéo xe bò và anh ta là người dở hơi. Chính vì vậy, hai mẹ con sống trong một căn nhà tồi tàn, rúm ró ở xóm ngụ cư và người con trai đang có nguy cơ ế vợ. Nỗi đau khổ, tủi nhục suốt đời đè nặng lên thân phận đã tạo nên tính cách của bà. Chân dung nhân vật bà cụ Tứ được tác giả giới thiệu dần dần. Bắt đầu là "tiếng người húng hắng ho", rồi một bà lão với cái dáng "lọng khọng" từ đầu ngõ "vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng". Tính từ "lọng khọng" rất dân dã và giàu chất tạo hình giúp người đọc hình dung ra cái dáng gầy gò, xiêu vẹo của bà mẹ già bởi gánh nặng cuộc đời, bởi cái đói nghèo. Và chính cái nghèo khó cũng làm trên khuôn mặt bà hiện lên một nét "bủng beo u ám". Qua miêu tả ngoại hình bà cụ Tứ, mà chúng ta thấy được, đó là người mẹ có cuộc đời khổ cực, bất hạnh. | So sánh hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" và bà cụ Tứ trong "Vợ nhặt" Đề bài: So sánh hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" và bà cụ Tứ trong "Vợ nhặt" Bài làm Kim Lân đã để cho bà cụ Tứ xuất hiện ở giữa tác phẩm, thế nhưng bà cụ Tứ đã trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm. Khi miêu tả bà cụ Tứ, ngòi bút Kim Lân chân thực trong từng hình ảnh và từng chi tiết. Bà cụ Tứ hiện lên là một bà mẹ có số phận bất hạnh vì chồng bà chết sớm, đứa con gái út cũng mất sớm, bà chỉ còn lại một đứa con trai duy nhất làm nghề kéo xe bò và anh ta là người dở hơi. Chính vì vậy, hai mẹ con sống trong một căn nhà tồi tàn, rúm ró ở xóm ngụ cư và người con trai đang có nguy cơ ế vợ. Nỗi đau khổ, tủi nhục suốt đời đè nặng lên thân phận đã tạo nên tính cách của bà. Chân dung nhân vật bà cụ Tứ được tác giả giới thiệu dần dần. Bắt đầu là "tiếng người húng hắng ho", rồi một bà lão với cái dáng "lọng khọng" từ đầu ngõ "vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng". Tính từ "lọng khọng" rất dân dã và giàu chất tạo hình giúp người đọc hình dung ra cái dáng gầy gò, xiêu vẹo của bà mẹ già bởi gánh nặng cuộc đời, bởi cái đói nghèo. Và chính cái nghèo khó cũng làm trên khuôn mặt bà hiện lên một nét "bủng beo u ám". Qua miêu tả ngoại hình bà cụ Tứ, mà chúng ta thấy được, đó là người mẹ có cuộc đời khổ cực, bất hạnh. Kim Lân rất khéo léo dẫn dắt để người đọc cùng suy nghĩ, cùng hòa vào những nét tâm trạng buồn vui của bà cụ Tứ. Tác giả đặt bà cụ Tứ vào một hoàn cảnh hoàn toàn bất ngờ. Giữa những ngày đói kém khủng khiếp năm 1945 "người chết như ngả rạ" và "không khí .
đang nạp các trang xem trước