Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số vấn đề về văn học dịch ở nước ta hiện nay
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Văn học dịch là một bộ phận trọng yếu của đời sống văn học, đóng vai trò là cây cầu kết nối, giao lưu giữa văn hóa, văn học Việt Nam với các nước trên thế giới. Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, mảng văn học dịch đã đạt được nhiều thành tựu trong việc quảng bá, giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại, góp phần làm cho đời sống văn học thêm phong phú, đa dạng. Mời các bạn tham khảo! | 37 CHUYÊN MỤC VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC - NGHIÊN CỨU VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HỌC DỊCH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY NGUYỄN HUY PHÒNG Văn học dịch là một bộ phận trọng yếu của đời sống văn học, đóng vai trò là cây cầu kết nối, giao lưu giữa văn hóa, văn học Việt Nam với các nước trên thế giới. Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, mảng văn học dịch đã đạt được nhiều thành tựu trong việc quảng bá, giới thiệu văn học Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại, góp phần làm cho đời sống văn học thêm phong phú, đa dạng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác dịch thuật cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trước những yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới. Vì thế việc nhìn nhận, đánh giá lại những mặt tích cực và cả những hạn chế của văn học dịch trong những năm qua là việc làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay. 1. VAI TRÒ, VỊ THẾ CỦA VĂN HỌC DỊCH Sự ra đời, phát triển văn học dịch là một yêu cầu tất yếu, khách quan của thời đại. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848), C. Mác và Ph. Ăngghen (1995, tr. 602) đã dự báo về tương lai của một nền văn học toàn thế giới mà ở đó khoảng cách địa lý giữa các quốc gia được thu hẹp, nền văn hóa của các dân tộc có cơ hội, Nguyễn Huy Phòng. Tiến sĩ. Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. điều kiện thâm nhập, giao thoa. Các ông viết: “Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và các dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc. Mà sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương, muôn 38 NGUYỄN HUY PHÒNG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HỌC DỊCH hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới”. Như vậy, trước xu thế hội nhập,