Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường/khoa Đại học Sư phạm
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường/khoa Đại học Sư phạm; đáp ứng yêu cầu phát triển các trường/khoa Đại học Sư phạm tiên tiến, hiện đại và nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên của cả hệ thống giáo dục. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM LÊ CƯỜNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG/KHOA ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62. 14. 01. 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2016 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành sư phạm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống giáo dục quốc dân. Trải qua gần 70 năm xây dựng và phát triển, ngành sư phạm và các trường/khoa sư phạm đã không ngừng phấn đấu, vượt qua khó khăn, thi đua dạy tốt, học tốt, thực hiện thắng lợi trọng trách mà Đảng, Nhà nước giao phó. Nổi bật nhất là các trường sư phạm đã “đào tạo cho đất nước một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đông đảo gồm hơn hai triệu người, trong đó có hơn một triệu người đang làm việc. Đội ngũ này cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước”. Tuy vậy, các trường sư phạm vẫn còn một số yếu kém, bất cập trong việc “xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trường, trong xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng (ĐBCL) đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Đặc biệt, các trường sư phạm còn chưa chú trọng đúng mức việc rèn luyện lí tưởng, phẩm chất đạo đức của sinh viên và việc đào tạo nghiệp vụ sư phạm; nội dung đào tạo sư phạm chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông, giáo dục mầm non; chậm đổi mới phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên; kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục còn hạn chế”. Những yếu kém, bất cập nói trên của các trường sư phạm có nguyên nhân từ công tác ĐBCL trong các trường còn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là chưa đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học để ĐBCL đào tạo. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường/khoa đại học sư phạm” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên .