Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giá dầu thế giới năm 2016 và những tác động tới kinh tế Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Ngay sau khi giá dầu giảm, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đã đặt ra câu hỏi về kịch bản nào đối với giá dầu thế giới năm 2016. Giá dầu mỏ thế giới năm 2016 tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam sẽ được phân tích trong nội dung bài viết. | TÀI CHÍNH - Tháng 01/2016 GIÁ DẦU THẾ GIỚI NĂM 2016 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI KINH TẾ VIỆT NAM PGS.,TS. BÙI XUÂN HỒI - Đại học Bách khoa Hà Nội Giá dầu mỏ thế giới liên tục giảm vào những ngày cuối năm 2015, xuống mức thấp kỷ lục 35 USD/thùng – đúng bằng mức giá bắt đầu chu kỳ giá dầu cao năm 2004. Ngay sau khi giá dầu giảm, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đã đặt ra câu hỏi về kịch bản nào đối với giá dầu thế giới năm 2016. Giá dầu mỏ thế giới năm 2016 tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam sẽ được phân tích trong nội dung bài viết. Giá dầu năm 2015 và những hiệu ứng cung - cầu Vào nửa cuối năm 2014, giá dầu thế giới bắt đầu giảm mạnh. Những dự báo được xem là bi quan vào thời điểm đó cho rằng, khoảng giá “bền vững” sẽ dừng ở mức 45-50 USD/thùng và sớm tăng trở lại vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, những dự báo này lại trở thành quá lạc quan khi những giao dịch trên thị trường giao ngay tuần vừa qua vào tuần thứ 2 tháng 12/2015 giá dầu đã rơi về mức 35 USD/thùng và đó vẫn chưa phải là đáy (Hình 1). Kịch bản giá dầu của những năm 1986 dường như lại lặp lại. Việc giá dầu năm 2015 giảm xuống mức 35 USD/ thùng là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn. Về phương diện lý thuyết, khi phân tích giá dầu, cần phân biệt rõ ràng các yếu tố giải thích dao động của giá trong ngắn hạn và dài hạn là rất khác nhau. Nếu trong ngắn hạn, đặc trưng ít co giãn của lượng cung và lượng cầu so với sự thay đổi của giá; ảnh hưởng từ các thể thức thương mại quốc tế về dầu mỏ trên các thị trường vật lý và thị trường chứng khoán làm cho giá dầu vô cùng nhạy cảm và biến động mạnh thì trong dài hạn, yếu tố quyết định mức giá sẽ là chi phí sản xuất và cung ứng. Đó là nguyên lý kinh tế cơ bản. Nếu như giá dầu dao động cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất và kéo dài theo thời gian, các hiệu ứng tiết kiệm và hiệu ứng thay thế từ phía cầu sẽ làm lượng cầu giảm. Hiệu ứng đầu tư (giá cao hấp dẫn đầu tư) và hiệu ứng chi phí (được hiểu là khi giá cao những mỏ dầu trước đây không khai .