tailieunhanh - Mối quan hệ giữa giá dầu thế giới và chỉ số giá hàng tiêu dùng của Việt Nam

Bằng cách phân tách chỉ số giá tiêu dùng theo từng bộ phận của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015, bài viết thông qua mô hình VAR cũng như kỹ thuật phân tích hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai cho thấy, giá dầu thế giới thực sự tác động đến chỉ số giá tiêu dùng chung, trong đó mức độ tác động mạnh chủ yếu ở nhóm hàng giao thông và nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng. | TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016 MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ DẦU THẾ GIỚI VÀ CHỈ SỐ GIÁ HÀNG TIÊU DÙNG CỦA VIỆT NAM ThS. NGUYỄN THỊ HẰNG NGA – Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, ThS. NGUYỄN KIM NAM, ThS. TRƯƠNG NGỌC HẢO – Cao đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh Bằng cách phân tách chỉ số giá tiêu dùng theo từng bộ phận của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015, bài viết thông qua mô hình VAR cũng như kỹ thuật phân tích hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai cho thấy, giá dầu thế giới thực sự tác động đến chỉ số giá tiêu dùng chung, trong đó mức độ tác động mạnh chủ yếu ở nhóm hàng giao thông và nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Các nghiên cứu thực nghiệm đều cho rằng, ít nhất giá dầu tác động vào nền kinh tế thông qua cơ chế truyền dẫn vào lạm phát trong nước (Chen, 2009). Blanchard và Gali (2007) sử dụng dữ liệu từ các nền kinh tế công nghiệp phát triển (Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Ý và Nhật Bản) và tập trung vào các hiệu ứng khác nhau của các “cú sốc” giá dầu đến lạm phát cho thấy mức độ tác động giảm dần theo thời gian. Kết quả nghiên cứu của Du và Cộng sự (2010) nhận định, trước khi cải cách về cơ chế xăng dầu ở Trung Quốc thì tác động của giá dầu thế giới đến kinh tế vĩ mô là không đáng kể và sau cải cách thì mối quan hệ này đã trở nên mạnh mẽ hơn. Còn theo Gao và Cộng sự (2014), sự phản ứng không đồng nhất trước “cú sốc” giá dầu sẽ khó giải thích nếu xem “cú sốc” giá dầu như là một “cú sốc” về phía cung. Một “cú sốc” tiêu cực về phía cung sẽ đẩy giá tăng cao. Tuy nhiên, khi giá dầu tăng lên người tiêu dùng sẽ phải cắt giảm chi tiêu của họ đối với các hàng hóa dịch vụ phi năng lượng nếu nhu cầu về các mặt hàng liên quan đến năng lượng là không co giãn. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2013) cho thấy, mức độ phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trước “cú sốc” giá dầu thế giới mạnh hơn so với “cú sốc” trong giá gạo. Tuy nhiên, mức ảnh hưởng là không lớn và tác động của các “cú sốc” này Lag LogL không phải .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN