Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Các chính sách nhằm tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa ở Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết "Các chính sách nhằm tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa ở Việt Nam" trình bày những vấn đề cơ bản của chính sách đầu tư cho các phương tiện văn hóa ở Việt Nam và chính sách tăng nguồn lực cho hoạt động văn hóa. . | CÁC CHÍNH SÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC VÀ PHƯƠNG TIỆN CHO HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM ĐỖ THỊ MINH THUÝ Tóm tắt Chính sách văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển văn hóa, trong đó, nhóm chính sách đầu tư và nhóm chính sách tăng nguồn lực là những chính sách đòn bẩy. Nhóm chính sách đầu tư cho các phương tiện văn hóa gồm: đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, phát triển các ngành nghệ thuật, công nghiệp văn hóa. Nhóm chính sách tăng nguồn lực cho hoạt động văn hóa gồm: đầu tư trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, chuyên gia văn hóa, thúc đẩy nghiên cứu văn hóa, xã hội hóa văn hóa và hợp tác quốc tế. Hiệu quả những chính sách này là đem lại cho người dân quyền tham gia tích cực vào hoạt động văn hóa xã hội, quyền tự do sáng tạo và quyền hưởng thụ văn hóa đa dạng, phong phú. Ý thức về vai trò của văn hoá trong phát triển toàn diện, nhà nước Việt Nam đã, đang thực hiện đường lối phát triển văn hoá tiến bộ vì dân, do dân với đặc điểm lớn sau: Thứ nhất, văn hoá là một bộ phận quan trọng trong hoạch định phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước Việt Nam. Văn hoá được coi là một chỉ báo về chất lượng sống của con người và là tiêu chí cần phải đạt tới trong mọi lĩnh vực cuộc sống theo phương châm “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”(1). Thứ hai, Việt Nam mở rộng giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới. Thông qua đó, nền văn hoá Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng văn hoá truyền thống dân tộc kết hợp với sự tiếp nhận các giá trị văn hoá tiến bộ của nhân loại. Thứ ba, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, văn hoá các dân tộc trên đất nước Việt Nam được tôn trọng và phát triển. Sự phát triển của văn hoá các dân tộc tạo nên nền văn hoá Việt Nam thống nhất và đa dạng. Dựa theo chỉ số phát triển HDI, đối chiếu các quan điểm về văn hoá của UNESCO kể từ 1998 qua các văn kiện (Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1988 – 1997); Kế hoạch hành động về chính sách văn hoá .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN