tailieunhanh - Dựa vào các lớp “Huấn luyện đồng ruộng” nhằm tăng cường kỹ năng và kiến thức về quản lý sản phẩm cây có múi trong tiến trình “Thực hành Nông nghiệp tốt” ở các tỉnh phía Nam

Đánh giá tác động thật chi tiết của hơn 50 FFS tại 11 tại tỉnh mà qua đó đã huấn luyện được trên 2000 nông dân từ năm 2005 đến 2006 đã cho thấy có nhiều tác động có lợi. Các nông dân đã gia tăng được kiến thức và kỹ năng của họ trong việc trồng và bảo vệ cây có múi đồng thời gia tăng ý thức về việc ghi chép, bảo quản sau thu hoạch, về thị trường và đặc biệt là thay đổi trong thực hành canh tác một cách đáng kể sau khi tham gia FFS. Những thực hành. | Hội thảo GAP - Bình Thuận 21-22 7 2008 Dựa vào các lớp Huấn luyện đồng ruộng nhằm tăng cường kỹ năng và kiến thức về quản lý sản phẩm cây có múi trong tiến trình Thực hành Nông nghiệp tốt ở các tỉnh phía Nam Hồ Văn Chiến Lê Quốc Cường 1 Oleg Nicetic Debbie Rae Robert Spooner-Hart 2 Trần Văn Hai Dương Minh 3 1 Trung tâm Bảo vệ thực vật - phía Nam 2 Trường Đại học Tây Sydney - Úc 3 Trường Đại học Cần Thơ Tóm lược Đánh giá tác động thật chi tiết của hơn 50 FFS tại 11 tại tỉnh mà qua đó đã huấn luyện được trên 2000 nông dân từ năm 2005 đến 2006 đã cho thấy có nhiều tác động có lợi. Các nông dân đã gia tăng được kiến thức và kỹ năng của họ trong việc trồng và bảo vệ cây có múi đồng thời gia tăng ý thức về việc ghi chép bảo quản sau thu hoạch về thị trường và đặc biệt là thay đổi trong thực hành canh tác một cách đáng kể sau khi tham gia FFS. Những thực hành được thay đổi đáng kể ở đây bao gồm việc giảm sử dụng thuốc trừ dịch hại thay đổi bằng việc sử dụng các loại thuốc ít độc hại hơn quản lý đất trồng trọt tốt hơn bằng việc gia tăng sử dụng các chất liệu hữu cơ và quản lý tán cây được tốt hơn. Chính nhờ vào những thay đổi này mà phần lớn nông dân đều cho rằng lợi nhuận của họ đã gia tăng. Sự tham gia vào FFS cũng đã được báo cáo rằng sức khoẻ của người nông dân và sức khoẻ của hệ sinh thái trong vườn cây có múi đã được cải thiện. Những lợi ích về xã hội của sự tham gia trong FFS bao gồm gia tăng sự tôn kính lẫn nhau giữa các thành viên FFS và làm cho mạng lưới nông dân được mạnh mẽ hơn kết quả là họ đã thành lập các câu lạc bộ nông dân và các hợp tác xã. I. Phần giới thiệu Trong những thập niên 1980 Việt Nam là một nước còn rất nghèo kém phát triển và nền kinh tế phụ thuộc rất nặng vào sản xuất nông nghiệp có hơn 80 dân số nông thôn sống về nghề nông. Rau màu và các loại cây ăn trái được xem như là những cây trồng phụ. Diện tích trồng cây ăn trái rất manh múng nhỏ nhiều chủng loại thậm chí cây ăn trái trồng xen canh rất nhiều loại. Từ sau năm 1980 Chính phủ Việt Nam đã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN