Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tìm hiểu lý thuyết thông tin của Shenon

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung bài báo của Shanon nhằm giải quyết nhu cầu về cơ sở lý thuyết của công nghệ truyền thông. Nhu cầu này nảy sinh do độ phức tạp của quá trình truyền tin trên các kênh truyền thông như các mạng lưới điện thoại, điện báo và truyền thanh. . | Tìm hiểu Lý thuyết Thông tin của Shenon PGS.TS.Đoàn Phan Tân Một trong những nét đặc trưng của công nghệ thế kỷ XX là sự phát triển và bùng nổ các phương tiện truyền thông mới. Cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền và xử lý thông tin, một ngành khoa học lý thuyết hình thành, phát triển và trở thành đối tượng của nhiều nghiên cứu sâu sắc, đó là Lý thuyết thông tin. Đây là ví dụ điển hình về một lý thuyết được khởi xướng đầu tiên bởi một người, kỹ sư điện người Mỹ Claude E. Shanon, mà ý tưởng đầu tiên của ông được đề xuất trong bài báo “A mathematical theory of communication”, đăng trên Bell System Technical Journal (1948). Nội dung bài báo của Shanon nhằm giải quyết nhu cầu về cơ sở lý thuyết của công nghệ truyền thông. Nhu cầu này nảy sinh do độ phức tạp của quá trình truyền tin trên các kênh truyền thông như các mạng lưới điện thoại, điện báo và truyền thanh. Thuật ngữ thông tin ở đây là để chỉ các thông báo được truyền đi như: tiếng nói và âm nhạc được truyền đi bằng điện thoại hoặc truyền thanh, hình ảnh được truyền đi bằng truyền hình, các dữ liệu số hoá trên các mạng máy tính. Lý thuyết thông tin (Infomation theory) là lý thuyết liên quan đến các định luật toán học chi phối việc truyền, tiếp nhận và xử lý thông tin. Chính xác hơn, lý thuyết thông tin đề cập tới các vấn đề về đo số lượng thông tin, biểu diễn thông tin (như vấn đề mã hoá) và khả năng của các hệ thống truyền thông có nhiệm vụ truyền, nhận và xử lý thông tin. Việc mã hoá có thể dùng để chuyển các tín hiệu âm thanh và hình ảnh thành tín hiệu điện, điện từ hoặc dùng để bảo mật thông tin. Lý thuyết thông tin còn được ứng dụng trong những lĩnh vực khác nhau như điều khiển học, ngôn ngữ học, tâm lý học. Các thành phần của một hệ thống truyền thông Một sau đây: hệ thống truyền thông bao gồm các thành phần - Nguồn tin sản sinh ra thông tin hay thông báo sẽ được truyền đi (ví dụ một phát thanh viên). - Vật truyền như điện thoại, micro, máy tăng âm, máy phát thanh, có nhiệm vụ .