Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhân vật Huyền Quang trong văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Dưới góc độ văn học, bài viết tìm hiểu về nhân vật Huyền Quang với tư cách là đối tượng được phản ánh (nhân vật/hình tượng văn học) trong một số sáng tác tiêu biểu của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | NHÂN VẬT HUYỀN QUANG TRONG VĂN XUÔI TỰ SỰ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI ĐỖ THỊ THU THỦY Tóm tắt Dưới góc độ văn học, bài viết tìm hiểu về nhân vật Huyền Quang với tư cách là đối tượng được phản ánh (nhân vật/hình tượng văn học) trong một số sáng tác tiêu biểu của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Qua các tác phẩm này người viết phát hiện ra một điều thú vị: tuy cùng một đối tượng nhưng ở mỗi truyện nhân vật Huyền Quang được miêu tả, phản ánh ở những phương diện khác nhau, thậm chí đối lập nhau dẫn đến sự khác biệt không chỉ ở hình tượng nhân vật mà còn ở tư tưởng, chủ đề cũng như những đặc điểm nghệ thuật khác. Ở truyện thứ nhất (Tổ gia thực lục) nhân vật được khai thác ở khía cạnh đạo đức tôn giáo với cảm hứng ngợi ca, sùng bái đạo Phật. Ở truyện thứ 2 (Sư chùa núi Yên Tử) nhân vật được khai thác ở khía cạnh đời thường (ham muốn trần tục) với cảm hứng đề cao niềm vui trần thế. Sự khác biệt này vừa tạo nên một chân dung đầy đủ về thiền sư ở nhiều góc nhìn, tiếp cận phong phú vừa phản ánh phần nào qui luật vận động theo xu hướng ngày càng gắn bó với hiện thực đời sống của văn học nói chung, văn xuôi tự sự nói riêng thời trung đại. Huyền Quang (1254 - 1334) là một trong những nhân vật tiêu biểu của văn hoá Việt Nam thời trung đại. Ông là vị tổ thứ ba của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời là một trong những nhà thơ khá tiêu biểu của văn học đời Trần (tác giả của Ngọc Tiên tập, Vịnh Hoa Yên tự phú ). Sự xuất hiện của Huyền Quang trong khoảng nửa cuối thế kỷ XIII - nửa đầu thế kỷ XIV với nhiều giai thoại đậm chất thế tục tựa như một nét nhấn sinh động, điểm tô cho nền văn hoá thời Trần vốn đã vô cùng rực rỡ, cũng là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và cốt cách của con người Đại Việt đương thời. Chính vì vậy nhân vật Huyền Quang đã trở thành đối tượng miêu tả, phản ánh của nhiều sáng tác văn chương, đặc biệt là văn xuôi tự sự với những khám phá, lý giải riêng hết sức thú vị và độc đáo. Sự khác biệt đó không chỉ làm phong phú thêm hình ảnh về một vị thiền sư .