tailieunhanh - Giải huyền thoại về nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết giàn thiêu của Võ Thị Hảo và hội thề của Nguyễn Quang Thân

Bản chất của giải huyền thoại trong văn học chính là nhà văn đã dùng huyền thoại như một phương tiện tưởng tượng, hư cấu để tạo nên một thế giới phi huyền thoại – nơi mà cái thiêng và cái phàm, thần thánh và con người bị đánh tráo, hoán đổi cho nhau. | Giải huyền thoại về nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết giàn thiêu của Võ Thị Hảo và hội thề của Nguyễn Quang Thân Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6A, 2018, Tr. 83–95 GIẢI HUYỀN THOẠI VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU CỦA VÕ THỊ HẢO VÀ HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN Nguyễn Thị Ái Thoa Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Bản chất của giải huyền thoại trong văn học chính là nhà văn đã dùng huyền thoại như một phương tiện tưởng tượng, hư cấu để tạo nên một thế giới phi huyền thoại – nơi mà cái thiêng và cái phàm, thần thánh và con người bị đánh tráo, hoán đổi cho nhau. Về giải huyền thoại trong một số tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đến nay đã hình thành hai xu hướng: giải huyền thoại về lịch sử và giải huyền thoại về văn hóa. Ở bài viết này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu huynh hướng thứ nhất, giải huyền thoại về lịch sử trong tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo và Hội thề của Nguyễn Quang Thân qua các nhân vật như Ỷ Lan, Từ Đạo Hạnh và Lê Lợi. Qua đó, bài báo cho thấy đóng góp của các tác giả trên trong việc đổi mới phương thức phản ánh và đánh giá lại, nhận thức lại nhân vật huyền thoại lịch sử dưới cái nhìn đời tư – thế sự. Từ khóa. giải huyền thoại về lịch sử, tiểu thuyết Việt Nam, đời tư – thế sự 1. Nguồn gốc khái niệm giải huyền thoại Huyền thoại là sản phẩm của văn hóa nguyên thủy, gắn liền với đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của cư dân nguyên thủy. Theo thời gian, những câu chuyện huyền thoại ấy không những không mất đi mà nó biến đổi cho phù hợp với tâm thức của thời đại. Bên cạnh sự thay đổi phương thức biểu đạt, ý nghĩa của huyền thoại cũng không ngừng nảy sinh, không ngừng được phát triển và phổ biến rộng rãi. Cùng với quá trình tạo lập huyền thoại trong đời sống văn học, một quá trình khác luôn song hành như một phản đề trong quá trình thể hiện tư tưởng của các nhà văn, đó là giải huyền thoại. Nếu huyền thoại .