Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Đồng Nai - Tiếp cận từ hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong bài viết, các tác giả tiến hành phân tích, đánh giá mức độ đóng góp của các loại nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Cụ thể là nghiên cứu sự đóng góp của vốn đầu tư nhà nước, vốn đầu tư tư nhân trong nước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 01 - 2016 ISSN 2354-1482 ĐÓNG GÓP CỦA VỐN ĐẦU TƯ VÀO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI – TIẾP CẬN TỪ HÀM SẢN XUẤT DẠNG COBB- DOUGLAS TS. Phạm Văn Thanh1 ThS. Nguyễn Thế Khang2 TÓM TẮT Trong bài viết, các tác giả tiến hành phân tích, đánh giá mức độ đóng góp của các loại nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Cụ thể là nghiên cứu sự đóng góp của vốn đầu tư nhà nước, vốn đầu tư tư nhân trong nước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp. Kết quả chỉ ra rằng: Các yếu tố vốn và lao động có đóng góp nhất định đến tăng trưởng kinh tế theo thứ tự mức độ giảm dần là vốn đầu tư nhà nước, vốn đầu tư tư nhân trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, lao động. Riêng năng suất nhân tố tổng hợp (trình độ công nghệ, năng suất lao động, trình độ quản lý đây là chỉ tiêu biểu hiện cho chất lượng tăng trưởng kinh tế) trong giai đoạn 2000 đến 2014 chưa thể hiện sự đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, theo số liệu nghiên cứu thì năng suất nhân tố tổng hợp ngày càng có xu hướng tiệm cận đến việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Từ khóa: Vốn đầu tư nhà nước, vốn đầu tư tư nhân trong nước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đồng Nai. 1. Mở đầu Tăng trưởng phản ánh sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định (thường là 1 năm). Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng hàng đầu, có liên quan mật thiết đến các biến số vĩ mô. Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét tăng trưởng kinh tế (TTKT) trên giác độ số lượng thu nhập tăng thêm thì chưa đủ. Thực tế cho thấy nhiều “loại” tăng trưởng không những không đem đến cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn mà trái lại còn để lại những hậu quả không tốt mà các thế hệ tương lai phải gánh chịu. Theo Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2005), chất lượng tăng trưởng phản ánh nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, duy trì trong một thời gian dài, gắn với đó là quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi