Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình của người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình của người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh trình bày đề cập đến giao tiếp trong phạm vi gia đình của người Chăm tại TPHCM trong bối cảnh cuộc sống đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự giao thoa tiếp xúc ngôn ngữ. Trạng thái song ngữ tiếng Việt-tiếng Chăm được coi là trạng thái chủ đạo,. . | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 11(183)-2013 33 VAÊN HOÏC - NGOÂN NGÖÕ HOÏC - NGHIEÂN CÖÙU VAÊN HOÙA - NGHEÄ THUAÄT NGÔN NGỮ TRONG GIAO TIẾP GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI CHĂM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN PHƯƠNG NGUYÊN TÓM TẮT Bài viết đề cập đến giao tiếp trong phạm vi gia đình của người Chăm tại TPHCM trong bối cảnh cuộc sống đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự giao thoa tiếp xúc ngôn ngữ. Trạng thái song ngữ tiếng Việt-tiếng Chăm được coi là trạng thái chủ đạo, trong đó tiếng Chăm chiếm ưu thế trong đời sống cộng đồng của người Chăm. Bằng các số liệu khảo sát định lượng và định tính tại phường 17, quận Phú Nhuận, TPHCM trong năm 2012, bài viết giúp chúng ta nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến ngôn ngữ trong giao tiếp của người Chăm thông qua các tiêu chí: giới tính, tuổi tác, học vấn và nghề nghiệp. DẪN NHẬP Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản Trần Phương Nguyên. Thạc sĩ. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. Bài viết là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Một số vấn đề chính sách ngôn ngữ đối với công đồng người Chăm trong sự phát triển bền vững vùng Nam Bộ, 20112012”. Chủ nhiệm đề tài: Trần Phương Nguyên. Chủ trì: Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ và quan trọng nhất của các thành viên trong cộng đồng người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có diễn đạt làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình. Ngôn ngữ cũng chính là phương tiện để truyền lại những kinh nghiệm, tri thức, trí tuệ làm nên giá trị văn hóa của mỗi tộc người. Nhờ có ngôn ngữ, các cộng đồng người được gắn kết với nhau, là tác nhân để duy trì, củng cố niềm tin, tập quán và những quy định của cộng đồng. Mỗi con người (ngoại trừ những trường hợp hết sức đặc biệt) đều được sinh ra và lớn lên từ một gia đình. Mỗi một gia đình lại hợp nhau thành cộng đồng làng xóm, rộng hơn là Tổ quốc. Trong lịch sử phát triển của xã hội, gia đình bao giờ cũng là giá trị hạt nhân. Những giá trị về văn hóa gia đình là một bộ phận không thể thiếu để làm .