Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu phân lập và xác lập môi trường nuôi cấy vi nấm cộng sinh phân lập từ rễ cây thông đỏ tại vùng Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu của nghiên cứu này là định tên và xác định vi nấm nội cộng sinh có khả năng kết hợp tốt nhất với thông đỏ, xác lập môi trường nuôi cấy thích hợp của vi nấm, đồng thời định lượng taxol tạo thành khi nuôi cấy trong môi trường nghiên cứu. | TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 84-89 NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP VÀ XÁC LẬP MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VI NẤM CỘNG SINH PHÂN LẬP TỪ RỄ CÂY THÔNG ĐỎ TẠI VÙNG LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Đàm Sao Mai1*, Võ Trung Âu2 1 Trường Đại học Công nghiệp tp. Hồ Chí Minh, *damsaomai@foodtech.edu.vn 2 Trường Đại học Szent István, Hungary TÓM TẮT: Nghiên cứu này đề cập đến vi nấm nội cộng sinh có khả năng sinh taxol, được phân lập từ các cây thông đỏ (Taxus wallichiana) mọc tự nhiên tại vùng Lạc Dương, Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên các cây thông đỏ khảo sát chủ yếu tồn tại vi nấm nội cộng sinh Fusarium oxysporum, loài này đã được xác lập và phát triển tốt trên môi trường MMN cải tiến có bổ sung vitamin B1 (0,05 mg), KH2PO4 (0,9 g), NH4+, (0,15 g), dung dịch FeCl3 1% (1,8 mL); sau 30 ngày nuôi cấy, thu nhận được 10,85 g sinh khối/l môi trường (theo khối lượng khô). Nấm F. oxysporum còn được xác định phát triển rất tốt trên môi trường PDB có bổ sung 0,1 g vitamin B1/l môi trường; sau 16 ngày nuôi cấy, thu nhân được 9,71 g sinh khối/l môi trường (theo khối lượng khô). Lượng taxol thu nhận được là 250,98 mg/kg khối lượng khô. Từ khóa: Fusarium oxysporum, Taxus wallichiana, nấm cộng sinh. MỞ ĐẦU Vi nấm cộng sinh với rễ thực vật nhằm hỗ trợ và cung cấp dinh dưỡng, sự giúp đỡ qua lại đó giúp cả hai sinh trưởng và phát triển. Cây trồng phải thông qua giai đoạn cộng sinh mới hoàn thành vòng đời hoặc chu kỳ sống của mình. Vì vậy, hiện tượng cộng sinh là giai đoạn phát triển không thể thiếu để chúng tồn tại và sinh sản [1, 7, 8]. Các nhà khoa học đã xác định được một số hình thức cộng sinh, trong đó, quá trình cộng sinh chủ yếu là giữa nấm và rễ cây, được gọi là nấm rễ cộng sinh. Harley & Smith (1983) [4] cho biết có đến 70-90% trong số các loài thực vật sống trên đất tham gia vào việc hình thành cộng sinh nấm rễ (arbuscular mycorrhizae-AM). Thông đỏ (Taxus wallichiana) thuộc họ Thanh tùng (Taxaceae), từ vỏ và lá cây thông đỏ chiết xuất được taxol và các hoạt chất, dùng để chữa bệnh ung thư