Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện Mường Chà - tỉnh Điện Biên

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sẽ trả lời những câu hỏi "Về mặt lý luận, trạng thái đa ngữ gồm những vấn đề gì và trong phạm vi luận án sẽ giải quyết những vấn đề gì?"; "Cảnh huống đa ngữ Mường Chà có những đặc điểm gì?"; "Năng lực ngôn ngữ và tình hình sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số ở Mường Chà hiện nay như thế nào?" Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Vấn đề song (đa) ngữ xã hội là một trong những vấn đề trọng tâm khi nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ quan điểm và phương pháp ngôn ngữ học xã hội. Cho đến nay, đã có hàng chục tài liệu trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề này. Ở Việt Nam, các tác giả quan tâm tới lĩnh vực này đi theo hai xu hướng. Hướng thứ nhất, nêu vấn đề song (đa) ngữ ở tầm vĩ mô của các nhà ngôn ngữ học như Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Khang, Hoàng Văn Hành, Trần Trí Dõi, Nguyễn Văn Lợi, Lý Toàn Thắng, Hướng thứ hai, nghiên cứu về các trạng thái song ngữ Việt – Dân tộc thiểu số theo hướng xã hội – ngôn ngữ học tộc người của các tác giả như Bùi Khánh Thế và Đặng Thanh Phương (1979), Hoàng Văn An (1981), Vương Toàn (1986), tiếp theo hướng nghiên cứu này là loạt bài nghiên cứu về cảnh huống ngôn ngữ Nùng, Thái, Mường của Viện Ngôn ngữ học (2002) và đặc biệt một số bài viết về thực trạng song ngữ Tày – Việt, H’mông – Việt, Dao – Việt, Khơme – Việt của Đặng Thanh Phương, Nguyễn Hữu Hoành, Tạ Văn Thông, Đinh Lư Giang, Nguyễn Thị Huệ, Hà Thị Tuyết Nga, Phạm Văn Trường, Nguyễn Hoàng Lan và một số nhà nghiên cứu khác. Nhìn chung, những vấn đề chính mà những nghiên cứu gần đây về hiện tượng này đã đặt ra là: (1) Nghiên cứu lý luận về tiếp xúc ngôn ngữ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN